Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP

Thứ năm, 06/10/2022 13:10

TMO - Phát triển chương trình OCOP được xem là nhiệm vụ trọng tâm nằm trong khuôn khổ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Trà Vinh. Thời gian qua, địa phương này đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện.

UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, từ năm 2019 đến nay UBND tỉnh đã quyết định công nhận 108 sản phẩm OCOP. Gần đây nhất (8/2022), UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm OCOP năm 2022 (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của 13 hộ kinh doanh, 5 công ty, 5 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác và 1 doanh nghiệp tại địa phương; trong đó, 7 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 21 sản phẩm hạng 3 sao. 

Các sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao đợt này gồm: thảm xơ dừa và nước cốt dừa cấp đông; giấm mật hoa dừa và mật hoa dừa lên men; yến sào; gạo hữu cơ. Trước đó, tỉnh Trà Vinh có 80 sản phẩm OCOP của 49 chủ thể, gồm 8 hợp tác xã, 9 công ty, 2 doanh nghiệp và 30 hộ kinh doanh; trong đó, 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 9 sản phẩm đạt 4 sao và  66 sản phẩm 3 sao. 

UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 13/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh tăng cường hỗ trợ các chủ thể, doanh nghiệp đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm 

Theo đó, ngành chức năng địa phương sẽ nâng cao nhận thức cho người dân về sản phẩm OCOP, tầm quan trong của việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, tỉnh cũng hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh các sản phẩm ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương; rà soát, nghiên cứu ban hành thêm các chính sách khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, quy mô sản xuất lớn, hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo Kế hoạch về triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2022, Trà Vinh đặt mục tiêu trong năm 2022 sẽ có ít nhất 27 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đạt hạng 3 sao trở lên. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, phát triển sản xuất cho các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Hỗ trợ xây dựng ít nhất 07 nhãn hiệu sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh. 

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu hàng năm có thêm từ 40-50 sản phẩm OCOP; trong đó, ít nhất 10% sản phẩm đạt hạng 4 sao và 5% sản phẩm đạt 5 sao. Tỉnh cũng thực hiện tối thiểu 15 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ, đăng kí bảo hộ 13 nhãn hiệu chứng nhận, 2 chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh; hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ 10 nhãn hiệu tập thể, 50 nhãn hiệu thông thường, 10 kiểu dáng công nghệ, 5 sáng chế, giải pháp hữu ích.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) phối hợp với Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)... tổ chức khai trương cửa hàng giới thiệu và kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc sản của tỉnh (Cửa hàng) tại Khu Di tích Ao Bà Om (Phường 8, thành phố Trà Vinh) với 76 loại sản phẩm của 32 doanh nghiệp tham gia, nhiều sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp. 

Việc xây dựng cửa hàng giới thiệu và kinh doanh sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch của tỉnh nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm đặc sản Trà Vinh đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Qua đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc sản Trà Vinh có thêm kênh quảng bá; tạo thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững, tăng lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Mở rộng các gian hàng OCOP tại khu du lịch trên địa bàn tỉnh là cơ hội tăng cường quảng bá các sản phẩm này. Ảnh: Ngọc Nhung 

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường thông qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là cửa hàng giới thiệu và kinh doanh sản phẩm OCOP thứ 3 trên địa bàn tỉnh được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại hỗ trợ kinh phí xây dựng. 

Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các cơ sở tham gia chương trình OCOP như: hỗ trợ 100% kinh phí thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm và xây dựng câu chuyện sản phẩm, mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ kinh phí thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP với diện tích tối thiểu là 20 m2 (mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/cửa hàng). 

Tỉnh cũng hỗ trợ 50% kinh phí mua máy móc và trang thiết bị, dây chuyền sản xuất cho cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm đạt OCOP, tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ sở… Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ các cơ sở tham gia Chương trình OCOP nâng hạng sao cùng nhiều khóa học, tập huấn về Chương trình OCOP; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP tại hội chợ sản phẩm OCOP do bộ, ngành Trung ương, tỉnh thành trong cả nước tổ chức.

 

 

Bích Hà 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline