Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 12:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Mùa mật ngọt nơi rừng ngập mặn

Thứ hai, 17/06/2024 13:06

TMO - Tại rừng ngập mặn vùng ven biển Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), cứ vào độ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7 hàng năm là thời điểm lý tưởng để người thợ nuôi ong tất bật với công việc thu hoạch mật ong.

Với tổng diện tích 614,35ha rừng ngập mặn gồm các loại cây bần chua, sú, vẹt vùng ven biển Kim Sơn đã được che chắn bởi một “bức tường xanh”, giảm tác động do ngập lụt, sóng, gió mạnh. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng phong phú, môi trường trong lành nên những rừng sú vẹt mọc tươi tốt trên bãi bồi mênh mông. Mỗi mùa hoa nở, thu hút từng đàn ong đến hút mật, không bỏ lỡ món quà từ thiên nhiên ban tặng, người dân cũng nuôi ong và lấy mật từ đó. 

Rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn là nơi mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong đó có nghề làm mật ong sú vẹt.

Vào mùa khai thác vẹt, các hộ nuôi ong di chuyển đàn ong tới các vị trí rừng ngập mặn có nhiều cây vẹt để thuận tiện cho việc khai thác. Số người nuôi ong và số lượng đàn ong khai thác mật ong sú vẹt tại đây có xu hướng tăng lên theo từng năm.

Dọc tuyến đường ven rừng ngập mặn là hàng nghìn đàn ong do người dân các nơi đưa đến để thu hoạch mật.  

Anh Trần Văn Đông ở xã Văn Hải, huyện Kim Sơn với 17 năm làm nghề mật ong sú vẹt cho hay, năm nay tại cánh rừng ngập mặn Kim Sơn này anh có tới 500 đàn ong ước đạt khoảng 5 tấn mật. Năm nay giá mật ong sú vẹt vào khoảng 100 nghìn đồng/kg, giúp gia đình thu nhập vào khoảng 500 triệu đồng. 

 Cầu ong được đưa về điểm tập trung cắt nắp và cho vào thùng quay ly tâm, cho ra những giọt mật sánh vàng, tinh túy, ngọt lịm.

Để tạo ra được những giọt mật thì những người nuôi ong phải trải qua nhiều công đoạn từ việc người mở nắp thùng ong để kiểm tra các cầu ong. Một người khác thì hun khói nhằm làm dịu bầy ong, sau đó, nhấc từng cầu ong lên lắc nhẹ để phần lớn bầy ong bay đi, những con ong còn kiên trì bám trụ lại sẽ được thợ ong dùng bàn chải gạt ra. Từng cầu ong được đưa về điểm tập trung cắt nắp và cho vào thùng quay ly tâm, cho ra những giọt mật sánh vàng, tinh túy, ngọt lịm.

Mật ong sú vẹt sau khi thành phẩm được đóng vào chai để đưa tới người tiêu dùng.

Mật ong sú vẹt là loại mật duy nhất được khai thác từ loại cây mọc sát biển, mật ong sú vẹt có màu vàng nhạt, rất thơm mật loãng gần như mật ong ruồi. Mật ong sú vẹt có công dụng bồi bổ sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có nhiều chất khoáng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khi kết hợp với chanh và nước ấm rất thích hợp cho việc ăn kiêng, giảm cân. 

Nhờ rừng ngập mặn mà biết bao người dân có kế sinh nhai, không chỉ tạo ra nguồn ngư lợi phong phú, giúp chắn sóng, bảo vệ đê điều, làng mạc mà còn cho hoa để sản xuất mật. Giá trị kinh tế từ rừng là vô cùng lớn, vì vậy người dân và chính quyền địa phương luôn luôn có ý thức bảo vệ rừng, như bảo vệ tài sản của chính mình.

 

 

Minh Anh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline