Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 19:11
Thứ tư, 08/03/2023 10:03
TMO - “Múa đèn chạy chữ” gắn liền với lễ hội Ngư võng phường của làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa). Lễ hội được tổ chức vào 4 ngày (từ mùng 8 đến 12 tháng Giêng hằng năm) được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ký quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hát múa đèn chạy chữ là sự kết hợp của 2 hình thức hát chèo chải cổ và múa đèn, trong đó hát chèo chải cổ gồm 4 bài là: Hát giảo chải, hát múa quạt, hát chèo thuyền , hát giáo chân sào. Nội dung các bài hát trên nhằm ca ngợi công ơn Đức thánh cả và thành hoàng làng cũng như thể hiện ước vọng của nhân dân về một cuộc sống ấm no, bình an và hạnh phúc
Múa đèn chạy chữ xã Thiệu Quang có đội múa gồm 12 cô gái hát hay, múa dẻo được làng “chọn mặt gửi vàng”, mặc váy đen dài chấm gót, áo tứ thân màu nâu, đầu quấn khăn đỏ, tay cầm dải lụa dài khoảng hơn 2m màu hồng. Đội múa xếp thành hàng ngang, đầu đội đĩa đèn, mỗi đĩa có 5 ngọn đèn. Những cô gái thực hiện các động tác múa một cách uyển chuyển, khéo léo.
Nét độc đáo, đặc sắc trong điệu múa đèn, chạy chữ chính là sự kết hợp hát chèo chải cũng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn.
Trên nền nhạc múa hát giáo đèn: Kính trình làng nước/ Lẳng lặng mà nghe/ Chúng tôi giáo đèn/ Đèn tôi nay lưu truyền kế thế/ Thắp đèn lên chầu chực đế vương/ Thắp đèn lên rạng cả bốn phương/ Thế mới gọi đèn công đăng hỏa..., đội múa bắt đầu màn trình diễn ấn tượng của mình. Khi đoạn “hát chúc” cất lên, 4 người tiến lên múa hát, 8 người xếp hàng ngang. Sau đó đến đoạn “hát mời”, bốn người vừa hát xong lùi xuống, bốn người khác tiến lên hát tiếp. Đến khi “hát mừng” thì cả đội múa lượn vòng tròn, nằm xuống đất lật người xếp thành bông hoa năm cánh. Rồi từ đó di chuyển thành một hàng ngang nhìn lên ban thờ, hai tay nâng đĩa đèn trên đầu xuống lạy tạ rồi rời sân khấu.
Theo cùng với dòng chảy thời gian, múa đèn chạy chữ xã Thiệu Quang từng có thời gian bị mai một. Sau này, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nỗ lực của chính quyền địa phương cùng các thế hệ cháu con làng Nhân Cao, múa đèn chạy chữ dần được khôi phục, phát triển.
Nét độc đáo, đặc sắc trong điệu múa đèn, chạy chữ chính là sự kết hợp hát chèo chải cũng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn. Khi nhạc bắt đầu nổi lên, những cô gái trong đội múa đèn sẽ đội lên đầu một đĩa đèn vừa hát, vừa múa và cuối cùng là xếp các chữ nhất, nhị, tam, tứ và ngũ. Sau khi biểu diễn các chữ theo hình đã xếp, cả đội sẽ nằm xuống, lật người vừa lăn kết thành bông hoa 5 cánh, từ từ chuyển thành hàng ngang. Những động tác khéo léo, uyển chuyển của các thành viên khiến người xem thán phục
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp chính quyền nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
M. Quân
Bình luận