Hotline: 0941068156
Thứ tư, 22/01/2025 22:01
Thứ bảy, 09/04/2022 06:04
TMO - Đa dạng hóa thị trường, tận dụng tối đa các lợi thế từ Hiệp định thương mai tụ do (FTA) là những giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng nông sản sắn.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu sắn đạt gần 2,9 triệu tấn, trị giá gần 1,2 tỷ USD, tăng 2,4% về lượng và 16,5% về trị giá so với năm 2020. Sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong những mặt hàng nông sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm qua.
Sau sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 và 2, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 3 có xu hướng tăng trở lại. Theo ước tính, tháng 3/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 450 nghìn tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng 80,6% về lượng và tăng 97,1% về trị giá so với tháng 2/2022.
Ảnh minh họa
Hiện nay, sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam và là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 3 thế giới về sản lượng chỉ sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau Thái Lan.
Tuy nhiên, trong quá trình thúc đẩy phát triển mở rộng thị trường, ngành hàng sắn ở Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức. Trong đó, việc ứng dụng khoa học côn nghệ trong nâng cao chất lượng mặt hàng này tại nhiều cơ sở, nhà máy chế biến còn nhiều hạn chế. Các địa phương chưa chủ động được nguồn sắn chất lượng tốt và có khả năng chống chịu với bệnh sắn khảm.
Bên cạnh đó, giá cả xuất khẩu ngành hàng này chưa ổn định, thiếu chính sách khuyến khích, bảo hộ cho người dân trồng sắn ở vùng sâu, vùng xa. Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn còn hạn chế, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chiếm trên 95% tổng sản lượng sắn và sản phẩm từ sắn và ngày càng phải cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Campuchia và Lào.
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2022, Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa và sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc sắp tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ đầu năm 2022.
Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu sắn cần chuyển mạnh sang xuất khẩu theo hướng chính ngạch. Mặt khác, cần tiến hành rà soát lại quy hoạch vùng trồng và tổ chức lại sản xuất để sản phẩm của Việt Nam phải là sản phẩm sạch, đáp ứng được tiêu chí thị trường, nhất là trong bối cảnh tới đây thực hiện đề án xuất khẩu chính ngạch; tiếp tục mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm sắn Việt Nam.
Cùng với thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc, việc xuất khẩu ngành hàng này cần hướng tới việc đa dạng thị trường có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU với cơ hội được cấp hạn ngạch miễn thuế quan đối với sản phẩm tinh bột sắn.
Nguyễn Hạnh
Bình luận