Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 20:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Mở rộng diện tích trồng cây trẩu, nâng cao thu nhập cho người dân

Thứ năm, 16/03/2023 13:03

TMO - Tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành vùng nguyên liệu trẩu với quy mô lớn, phát triển đa dạng các mặt hàng, gắn kết chặt chẽ giữa chế biến và tiêu thụ để tạo liên kết chuỗi bền vững, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Theo thống kê, tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông hiện có gần 2.950 ha rừng trẩu chiếm gần 1/4 tổng diện tích cây trồng trẩu trên cả nước (13.850ha), trong đó, khoảng 2.690 ha là rừng trồng tập trung, còn lại là trồng phân tán. Gần 98% diện tích rừng trẩu đã cho thu hoạch, nhiều diện tích cho năng suất cao, ổn định.

Cây trẩu là cây gỗ trung bình, đa tác dụng, vừa sinh trưởng nhanh, vừa có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, có thể đáp ứng được nhu cầu lấy nguyên liệu trong thời gian sớm nhất, sớm tạo thu nhập liên tục cho người trồng; giúp người dân cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, vừa góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng yêu cầu phòng hộ của rừng.

Cây trẩu tạo thu nhập liên tục cho người trồng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc. 

Cụ thể, hạt trẩu là nguyên liệu chính ép lấy dầu, phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến sơn, véc-ni, mực in, chất làm khô bề mặt, công nghiệp dược phẩm. Còn khô dầu là nguồn phân bón hoặc làm thức ăn gia súc khi đã khử độc tố. Vỏ quả là nguồn nguyên liệu để tách chiết tanin và sản xuất than hoạt tính. Trong đó, sản phẩm lưu thông được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là hạt trẩu với tổng sản lượng khoảng 1.000 tấn/ năm và phần lớn hạt trẩu được xuất đi thị trường Trung Quốc.

Theo người dân địa phương, trẩu là cây trồng bản địa nhưng chủ yếu mọc phân tán trong rừng, vào mùa thu hoạch quả người dân địa phương thường đi khai thác tự phát mang về bán cho tư thương với giá từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Nếu chịu khó thu hái mỗi người có thể đạt thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.

Tuy nhiên, hoạt động thu hoạch, sơ chế quả Trẩu hiện nay diễn ra chủ yếu tự phát, manh mún, thủ công, chưa đúng kỹ thuật… đôi khi ảnh hưởng đến tính bền vững của rừng và trật tự an toàn xã hội địa phương. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến các sản phẩm từ trẩu. Theo khảo sát, hiện nay ở hai huyện vùng cao Hướng Hóa và Đa Krông còn rất nhiều diện tích có thể chuyển sang trồng cây trẩu lấy dầu. Đặc biệt là diện tích ở trên đồi cao không phù hợp với các loại cây trồng truyền thống như cà phê, sắn… Chuyển đổi diện tích này sang trồng cây trẩu lấy dầu, là hướng đi giúp hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở hai huyện vùng cao này thoát nghèo bền vững.

Tỉnh Quảng Trị tiến tới hình thành vùng nguyên liệu trẩu với quy mô lớn, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Ảnh: HT. 

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Quảng Trị đã bàn hành Kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông, giải đoạn 2023-2026 và định hướng đến năm 2030. Từ đó, tập trung phát triển cây trẩu theo hướng ổn định, lâu dài, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung, quy mô hợp lý gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ dầu trẩu.

Theo đó, từ năm 2023 – 2026, bảo vệ, duy trì ổn định nâng cao chất lượng diện tích rừng trẩu hiện có; phấn đấu đạt năng suất quả từ 3 tấn quả tươi/ha trở lên và giá trị thu nhập từ rừng trẩu tăng từ 20% trở lên. Đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng và bền vững; diện tích rừng lấy quả có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 1.000 ha. Xây dựng mới 2 vườn ươm, quy mô công suất 500 ngàn cây/năm; trồng mới bình quân 500ha/năm; hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 5.000 ha, hàng năm cung cấp 2.000 tấn hạt trẩu phục vụ sơ chế, chế biến và xuất khẩu.

Hình thành 1 cơ sở sơ chế, chế biến gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất trung bình 500-1.000 tấn hạt/năm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đến năm 2030, sẽ hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 8.300 ha; có 5.000 ha trở lên rừng trẩu lấy quả có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; thành lập 2 cơ sở, nhà máy sơ chế và chế biến sâu. Kế hoạch cũng nêu rõ các giải pháp triển khai thực hiện.

Việc phát triển trồng trẩu lấy dầu sẽ giúp người dân có thêm việc làm ổn định, tăng thu nhập; góp phần nâng cao độ che phủ rừng, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.

 

Lê Hiên 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline