Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Miền ký ức nơi vùng quê ngoại thành

Thứ ba, 29/11/2022 16:11

Ảnh minh họa  

Sinh ra ở một vùng quê ngoại thành vì thế mà ký ức tuổi thơ tôi luôn chất chứa biết bao những kỷ niệm về hình ảnh thân thương của cánh đồng lúa bạt ngàn, luỹ tre làng, cánh cò thơ mộng và con đê cao với cỏ xanh mướt mát chạy dài tít tắp…

Ngày tôi sinh ra, làng quê ngoại thành cũng như bao làng quê trong vùng khác đều rất nghèo với những mái tranh, vách đất vẫn còn ẩn hiện khá nhiều. Cuộc sống sinh hoạt của người nông dân đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn quần quật quanh năm mà cơm vẫn không đủ ăn, áo vẫn thường thiếu mặc. May mắn đối với tôi đó là gia đình mình thuộc diện “khá” nhất làng với nếp nhà ngói khang trang mà ông nội tôi xây cất từ giữa thế kỷ trước, cùng sân gạch, cây mít, vườn cây, ao cá khá đủ đầy. 

Tuy vậy, anh chị em chúng tôi thi thoảng vẫn phải chịu cảnh đứt bữa mỗi độ giáp hạt, cũng như những năm thiên tai gây mất mùa màng. Bọn trẻ xóm tôi, làng trên, xóm dưới còn cơ cực hơn rất nhiều khi chúng thường xuyên phải ăn cơm độn khoai mì. Tuổi đang lớn mà phải chịu cảnh đói triền miên khiến cho đứa nào đứa nấy da luôn xanh sao vàng vọt và gầy trơ xương. Có khi cả năm, gần hết thảy trẻ con của làng mới được ăn cơm vậy (cơm trắng không độn) vào dịp mùa gặt, cũng như những ngày Tết Nguyên đán là mà thôi. Ngày đó, cái nghèo, cái đói đeo đẳng hết thảy mọi gia đình thôn quê tôi do nhiều nguyên nhân, mà điều chủ yếu nhất có lẽ là thiên tai hạn hán, lụt lội. Hầu như năm nào cũng xảy ra ít nhất một vụ phải chịu cảnh khi thì hạn hán, lúc lại bão lũ mất mùa, mà đã mất mùa thất thu cây trồng thì dân phải chịu cảnh đói là lẽ đương nhiên. Nhiều hộ gia đình có đủ khoai, ngô, sắn để sống qua ngày tháng gian khó đã là may mắn lắm rồi.  

Tôi nhớ như in năm đó vào mùa lúa chín khi dân chưa kịp gặt thì một trận mưa rào như trút nước kéo dài cả hai ngày và một đêm khiến cho cả cánh đồng bạt ngàn ngập chìm sâu trong nước. Nước nhiều đến nỗi ngay cả đường thôn ngõ xóm cũng bị ngập tới tận đầu gối. Lúa ngập sâu quá, dân tiếc của đổ ra đồng bằng thuyền, bè thân cây chuối kết lại với nhau để lặn ngụp mò lúa, chuyên chở với hi vọng vớt vát được chút nào hay chút đó. Nhà tôi bị ngập mất gần 1 mẫu ruộng vậy mà bố mẹ tôi cũng chỉ mò thu được có vài bao tải lúa. Năm đó cả làng đói lắm, người lớn đổ đi làm thuê làm mướn ở trong thành phố rất đông. Anh chị em chúng tôi cũng chịu chung cảnh ngộ thiếu đói khi phải trải qua gần nửa năm chỉ ăn toàn cơm độn sắn, độn ngô, khoai. Thức ăn thì quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có dưa, cà, mắm muối, và khi nào bữa cơm được cải thiện lắm, “tươi” lắm thì cũng chỉ có mớ tép, con cua đi bắt ở ngoài đồng về chế biến mà thôi.

Thiên tai cứ liên miên như vậy nên cái đói cái nghèo luôn bủa vây người dân ngoại thành quê tôi. Không chỉ nghèo từ hình hài làng quê được biểu hiện qua những nếp nhà tranh vách đất liêu xiêu với các bức tường rào bằng cây dại thưa thớt không ngăn nổi chó, gà… mà cái nghèo còn hiển hiện qua mâm cơm sinh hoạt trong mỗi gia đình. Mọi gia đình đều tự cách trồng rau, muối dưa, cà, làm tương để cải thiện cuộc sống sinh hoạt. Nếu nhà ai đó có thịt lợn, thịt gà để ăn thì cũng rất hiếm khi, thậm chí nó chỉ xuất hiện trong các bữa cơm nhà có khách quý, dịp giỗ, những ngày tết nhất là cùng…

Khoai, sắn, rau cháo giản đơn, cùng cái nghèo đói ấy vậy mà cũng đã nuôi sống bao thế hệ con người của làng. Ngay như lứa trẻ chúng tôi của ngày xưa ấy, mặc dù nghèo và thiếu thốn đủ thứ nhưng đứa nào cũng được học hành tử tế đến nơi đến chốn, để rồi đỗ đạt và hết thảy đã thoát khỏi cảnh bần hàn đói nghèo ấy. Trong lứa trẻ chúng tôi ngày xưa ấy, và nhiều lớp trẻ về sau này đều đã đi thoát ly bằng con đường học hành, để rồi tất cả đã chung sức đồng lòng cùng bố mẹ, anh chị em để xây dựng gia đình, làng quê ngày càng giàu đẹp trù phú.

Thời gian trôi đi, sau bao năm xa cách vì lý do lập nghiệp ở một miền quê mới, nay trở lại vùng ngoại thành quê hương tôi thấy một sự khác lạ, đổi mới đến diệu kỳ. Hết thảy làng quê đều trù phú, khang trang và giàu có với những ngôi nhà tầng nhiều kiểu cách sang trọng, đẹp mắt. Đường làng, ngõ xóm được lát bê tông sạch sẽ, điện chiếu sáng rạng ngời văn minh đã xua tan đi bóng đêm u ám và đặc biệt đời sống sinh hoạt của người dân quê được cải thiện ngang tầm với người nội đô. Đi giữa bao nhiêu đổi thay giữa bức tranh làng quê ngoại thành giàu đẹp ấy lòng tôi chộn rộn niềm vui vì ước mơ đổi đời, ước mơ vượt qua đói nghèo của bao thế hệ người làng quê tôi giờ đã và đang thành hiện thực, một hiện thực rạng ngời, phồn vinh ở phía trước…

 

 

Thạch Bích Ngọc

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline