Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/03/2025 09:03

Tin nóng

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam – Singapore: Đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ trong 70 năm qua

Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị đầu tư của thế giới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia

Số vụ vi phạm về môi trường trong 2 tháng đầu năm giảm

Khẩn trương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Chủ nhật, 23/03/2025

Luật Địa chất và khoáng sản: Nhiều điểm mới bám sát thực tiễn

Chủ nhật, 09/02/2025 07:02

TMO - Luật Địa chất và Khoáng sản đã tháo gỡ những chính sách không còn phù hợp và khơi thông nguồn lực, đặc biệt là khoáng sản nhóm IV. Theo đó, trên cơ sở công dụng và mục tiêu quản lý, phân nhóm khoáng sản, Luật quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với từng nhóm khoáng sản tại các chương khác của Luật.

Luật Địa chất và khoáng sản được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào cuối tháng 11/2024 với 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, (đạt tỷ lệ 93,11%). Việc Quốc hội chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.

Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới, thay đổi lớn về chính sách, kỳ vọng về một ngành công nghiệp khai khoáng bền vững hơn, hiệu quả và minh bạch hơn đang dần trở thành hiện thực. Nổi bật, Luật đã quy định chi tiết về các hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản, tài chính trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, cũng như quản lý nhà nước trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

(Ảnh minh họa)

Một điểm quan trọng trong Luật Địa chất và Khoáng sản là việc cấm kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Địa chất và Khoáng sản bao gồm việc lợi dụng các hoạt động điều tra địa chất và khoáng sản để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, gây hại đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, hay cố ý hủy hoại các mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị. Đặc biệt, Luật Địa chất và Khoáng sản cũng nghiêm cấm việc thực hiện các hoạt động khai thác khoáng sản khi chưa có sự phê duyệt, cấp phép từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Về thời gian khai thác khoáng sản, Luật Địa chất và Khoáng sản quy định, dự án đầu tư khai thác khoáng sản có thời gian khai thác không quá 30 năm. Trong trường hợp cần thiết, có thể gia hạn nhưng tổng thời gian khai thác không vượt quá 50 năm.

Bên cạnh đó, Luật Địa chất và Khoáng sản được kỳ vọng sẽ giải quyết được các vướng mắc như: Việc tính và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên trữ lượng được phê duyệt không bảo đảm tính chính xác tuyệt đối dẫn đến cơ quan quản lý nhà nước phải tính và phê duyệt lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản khi có sự thay đổi về trữ lượng trong quá trình khai thác khoáng sản, gây tốn kém nguồn lực và phát sinh các hệ lụy khác; thu tiền cấp quyền khai thác trước khi tiến hành khai thác không tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản mỏ.

Đặc biệt, Luật Địa chất và Khoáng sản đã tháo gỡ những chính sách không còn phù hợp và khơi thông nguồn lực, đặc biệt là khoáng sản nhóm IV. Theo đó, trên cơ sở công dụng và mục tiêu quản lý, phân nhóm khoáng sản, Luật quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với từng nhóm khoáng sản tại các chương khác của Luật.

Ngoài ra, Luật phân định 4 trường hợp khác nhau và cách tiếp cận thứ bậc từ chặt chẽ đến đơn giản về quy trình, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản như: Các trường hợp phải có phương án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ; trường hợp không phải lập đề án hoặc phương án đóng cửa mỏ nhưng vẫn phải có quyết định đóng cửa mỏ; trường hợp không phải thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ.

Với những quy định mới được thông qua, Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo vệ tài nguyên quốc gia, góp phần phát triển ngành khoáng sản bền vững và hiệu quả. Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục rà soát và điều chỉnh các quy định để bảo đảm việc cấp phép, gia hạn giấy phép được thực hiện thuận lợi và nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

 

 

VŨ MINH

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline