Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 22:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Linh thiêng Ngàn Nưa nơi xứ Thanh

Thứ sáu, 07/02/2025 21:02

TMO - Hàng năm, cứ vào đầu năm mới, hàng nghìn du khách lại tìm về núi Nưa huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa để dâng hương, vãn cảnh, cầu một năm mới may mắn, bình an. 

Đền Nưa - Am Tiên là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia, tọa lạc trên đỉnh núi Ngàn Nưa thuộc làng Cổ Định, xã Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Quần thể khu di tích bao gồm: “Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên” với tổng diện tích 100ha. Nơi đây là vùng đất thiêng gắn với cuộc khởi nghĩa của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (tức Bà Triệu).

Đông đảo du khách đã đổ về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Đền Nưa – Am Tiên trong những ngày đầu Xuân.

Theo tài liệu để lại, năm 248, Triệu Thị Trinh cùng người anh trai là Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có thế lực trong vùng, đã tập hợp nghĩa sĩ, chọn núi Nưa làm căn cứ luyện tập võ nghệ, dấy binh khởi nghĩa. Sở dĩ, Bà Triệu chọn núi Nưa là nơi hiệu triệu nghĩa quân, bởi theo lời sấm truyền: dãy Ngàn Nưa được tạo thành từ bảy ngọn núi xếp liền kề tạo thế rồng cuốn, đầu nhô cao như đầu hổ vươn mình về biển Đông - nơi đặt Am Tiên - đứng ở đây hét lớn tứ phía đều nghe rõ.

Trên đỉnh núi Nưa, Bà cho xây dựng Bích Vân cung tự nhằm bố cáo với muôn dân: Cuộc khởi nghĩa này có sự trợ giúp của trời đất. Cho đến ngày nay, hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi, đánh cồng đã đi vào tiềm thức của bao lớp người, trở thành biểu tượng của quê hương với những câu ca dao, lời ru ngọt ngào. Từ ngàn xưa, Ngàn Nưa đã trở thành chứng tích lịch sử thể hiện sự dũng cảm, lòng yêu nước bất diệt của dân tộc ta.

 Am Tiên vẫn mang vẹn nguyên vẻ hoang sơ, mờ ảo và kỳ bí.

Đỉnh Ngàn Nưa có đền Am Tiên là ngọn núi cao nhất trong vùng với độ cao 538m so với mực nước biển. Điểm chính giữa đỉnh Ngàn Nưa được dân gian quan niệm là một trong ba "huyệt đạo thiêng" nhất nước ta, gồm: núi Đá Chông (huyện Ba Vì, Hà Nội), núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) và núi Nưa (huyện Triệu Sơn). Huyệt đạo nằm ở đỉnh cao nhất của dãy Ngàn Nưa, là nơi giao hòa giữa đất và trời, đứng ở đây có thể cảm nhận được sự chuyển động của vũ trụ. Hình dáng khu huyệt đạo này khá bằng phẳng, rộng chừng vài trăm mét vuông.

Du khách đến huyệt đạo thiêng để cầu sức khỏe, bình an và may mắn.

Khu vực đền Am Tiên rộng 4ha. Trải qua thời gian, mặc dù đã đổi thay nhiều nhưng không gian của núi thiêng dường như vẫn vẹn nguyên vẻ hoang sơ, mờ ảo như chính những câu chuyện kỳ bí được lưu truyền qua bao đời ở vùng đất này.

Phong tục cho chữ trong Lễ hội Đền Nưa là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt trong những ngày đầu Xuân.

Trên đỉnh ngàn Nưa, ngoài Am Tiên - là nơi thờ Thánh Mẫu, thờ Phật… còn có nhiều địa điểm kỳ bí như bàn cờ Tiên - tương truyền là nơi các tiên ông thấy cảnh đẹp thường lui tới thượng cờ, ngồi ngắm núi sông làng mạc, cho đến bây giờ dấu tích bàn cờ tiên vẫn đang còn.

Hay chuyện giếng Tiên không bao giờ cạn dù nhiều năm quanh vùng khô cạn nhưng giếng vẫn đầy nước và trong xanh, ai tới giếng cầu xin nước về uống sẽ gặp được nhiều may mắn. Rồi chuyện về vườn đào Tiên, vườn thuốc Tiên… Vì thế mà đến ngày nay, dưới đỉnh Am Tiên vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện thần tiên, như các tiên ông xuống chợ, chuyện về những cây cổ thụ ngàn năm tuổi dùng để cột voi…

Ngày mồng 9 tháng Giêng hàng năm chính là ngày “mở cửa trời”, nên cho dù ngày đó trời có mưa gió, bão bùng thì có một thời khắc nhất định Ngàn Nưa sẽ quang đãng, hanh thông, đất trời như rộng mở. Hay mỗi lần đất nước có sự đổi thay nào đó, đêm đến người dân quanh vùng lại thấy có một vệt sáng trên đỉnh núi.

Ngàn Nưa đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Thanh.

Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên hằng năm thường kéo dài từ mùng 9 đến 20 tháng Giêng, với những nghi thức rước cỗ, dâng lễ vật chính bằng kiệu bát cống, sản vật dâng cúng là hoa quả, bánh giầy để làm lễ tế thiên địa, thần linh...

Hầu hết du khách đến với Ngàn Nưa đều đến vị trí được coi là tồn tại "huyệt đạo thiêng". Theo quan niệm, để cầu may mắn bình an, người dân đi vòng quanh huyệt đạo nhiều vòng, vừa đi vừa thì thầm lời khấn nguyện.

Sau khi thắp hương dâng lễ, du khách sẽ xoa tay hoặc tiền lên phiến đá hình cầu màu đen với mong muốn "hấp thụ linh khí đất trời”.

Ngàn Nưa đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Thanh, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt, mỗi độ Tết đến, Xuân về.

 

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline