Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 15:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thứ sáu, 24/05/2024 14:05

TMO - Tỉnh Đồng Tháp xác định: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp: Năm 2023, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là 11.511 ha, đạt 182,5% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm 7.464 ha (đạt 193,5% so với kế hoạch). Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là cây bắp, mè, ớt, khoai lang, khoai môn, kiệu, sen, rau đậu các loại. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm là 1.997 ha (đạt 165,6% so với kế hoạch), với các loại cây như: Xoài, cam, quýt, mít, sầu riêng, chanh.

Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản 54 ha (đạt 145,1% so với kế hoạch), chủ yếu thực hiện luân canh mô hình lúa - tôm, lúa - cá. Chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện cho người dân có nhu cầu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm ở những vùng gò cao, diện tích phù hợp với điều kiện sản xuất và quy hoạch của địa phương.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản giúp gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác. Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu sẽ cho lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần, hiện nay tỉnh cho nhân rộng mô hình hiệu quả trong việc trồng hoa màu. Vì hiện nay trồng hoa màu trong vòng 2-3 tháng cho thu hoạch, lãi từ 50-77 triệu đồng/ha.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Ảnh: NT. 

Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả được huyện Châu Thành quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được 6.437ha.  Theo thống kế, từ năm 2011 đến nay, người dân chuyển đổi 6.437ha diện tích gieo trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu và các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao (sầu riêng, bưởi, xoài, mít...).

Việc chuyển đổi từ các mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ 5-8 lần. Đáng chú ý là việc chuyển đổi sản xuất sầu riêng an toàn theo hướng VietGAP mang lại thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 20 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích canh tác. Mô hình sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ cũng cho thu nhập bình quân khoảng 320 triệu đồng/ha/năm; sản xuất nhãn mang lại thu nhập bình quân khoảng 500 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, còn có một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng trên địa bàn huyện như: mô hình chuyển đổi vườn tạp (quy mô 40ha); trồng rau thủy canh trong nhà lưới (quy mô 0,3ha); sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc (quy mô 126,19ha); mô hình cấy và bón phân thông minh cho lúa (quy mô 12ha); trồng khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP (quy mô 100ha); trồng bưởi hữu cơ (quy mô 10ha); sản xuất cá tra giống chất lượng cao theo chuỗi 3 cấp (quy mô 50ha)....

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được huyện triển khai kịp thời như: chính sách tích tụ, tập trung đất đai, hỗ trợ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; chính sách hỗ trợ lao động trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng làm việc có thời hạn ở Hợp tác xã nông nghiệp (giai đoạn 2018 - 2023 có 29 lượt lao động được hỗ trợ). Qua đó giúp bà con nâng cao sản xuất, hợp tác xã mở rộng phương án sản xuất kinh doanh, hiệu quả hoạt động...

Theo UBND huyện Cao Lãnh, đến cuối năm 2023, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của toàn huyện đạt 2.273ha, đạt 90,9% kế hoạch, liên kết sản xuất và tiêu thụ đạt 11,68% sản lượng cây ăn trái (vượt 1,68% kế hoạch); diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa đạt hơn 25.700ha (vượt 2,9% kế hoạch); toàn huyện hiện có 67 sản phẩm OCOP gồm 21 sản phẩm OCOP 4 sao và 46 sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với ngành hàng xoài, huyện đã hình thành vùng chuyên canh tập trung với tổng diện tích 5.363ha, sản lượng thu hoạch trong mùa thuận khoảng 64.354 tấn. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất xoài (theo quy trình VietGAP, theo hướng hữu cơ, tưới bằng hệ thống tự động...) gắn với xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, giúp ổn định đầu ra sản phẩm.

Toàn huyện có 319,4ha sen, sản lượng 1.916 tấn gương/năm, lợi nhuận bình quân 56,13 triệu đồng/ha. Thời gian qua, huyện tập trung phát triển ngành hàng sen theo hướng hiệu quả, chất lượng, an toàn, giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững. Huyện Cao Lãnh phấn đấu đến năm 2025, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt từ 2.500ha trở lên, liên kết sản xuất và tiêu thụ đạt 18% sản lượng cây ăn trái; diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng năm đạt từ 27.000ha trở lên. 

Tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả. 

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Huyện Hồng Ngự chuyển đổi từ đất lúa sang trồng rau muống lấy hạt, với diện tích gần 220ha. Rau muống lấy hạt là loại cây chịu hạn tốt, được trồng chủ yếu ở các khu vực đất gò cao, đất bãi bồi, người trồng rau muống lấy hạt ở huyện Hồng Ngự lãi gấp 2,3 lần so với trồng lúa. Mô hình trồng rau muống lấy hạt là hướng đi phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nông dân ổn định sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương.

Tại huyện Thanh Bình, nhiều hộ dân đã chuyển đất trồng lúa sang trồng mít, với việc chuyển đổi  đất trồng lúa với 5.000m2 sang trồng mít cho hiệu quả gấp đôi so với trồng lúa, với 5.000m2 trồng mít 1 năm lãi hơn 70 triệu đồng, trong khi đó trồng lúa lãi từ 15-30 triệu đồng.

Năm nay, tỉnh Đồng Tháp Chuyển đổi hơn 10.000ha đất trồng lúa sang cây trồng khác; trong đó, diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm 6.998ha, cây lâu năm 1.500ha và chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản 13ha. Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là cây ngô, vừng, ớt, khoai lang, khoai môn, sen, rau đậu các loại. Diện tích chuyển đổi sang trồng cây lâu năm với các loại cây như: xoài, mít, sầu riêng, chanh…

UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái, cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ sản xuất. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực nhằm khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng được thương hiệu cho nông sản Đồng Tháp, xây dựng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương, bảo đảm phục hồi lại hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết và việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo cần tuân thủ các nguyên tắc về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu; hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi.

Đồng thời, bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương; không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thuỷ lợi phục vụ trồng lúa. Cùng với đó, trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thuỷ sản với độ sâu không quá 120 cm so với mặt ruộng.

 

 

Lê Mai 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline