Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 13:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Lì xì đầu năm – Nét đẹp văn hóa của người Việt

Thứ bảy, 10/02/2024 06:02

TMO - Mỗi dịp Tết đến Xuân về cùng với lời chúc bình an cho một năm mới đầy sức khoẻ, thuận lợi thì những những phong bao lì xì, mừng tuổi được trao cho nhau đã luôn thể hiện nét đẹp trong văn hoá truyền thống của bao thế hệ người dân Việt Nam.

Lì xì ngày Tết phổ biến ở các quốc gia khu vực Á Đông như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản… Đây là một mỹ tục mang vẻ đẹp truyền thống khi thăm hỏi, chúc tụng nhau nhân dịp đầu Xuân. Theo đó cả người nhận và người tặng lì xì đều mong được đón nhận những điều tốt đẹp nhất. Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền lớn hay nhỏ mà quan trọng nhất chính là thành ý của người cho tặng. Ngay từ xa xưa lì xì đã trở thành phong tục không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân sang.

Theo truyền thống Việt Nam, cứ vào sáng mùng 1 Tết cả gia đình sẽ quây quần lại, cùng nhau thắp những nén hương thơm cúng lễ tổ tiên. Các bạn nhỏ gửi tới người lớn lời chúc sức khoẻ chân thành, còn ông bà, bố mẹ sẽ trao cho các con những phong bao lì xì đủ màu sắc, nhưng chủ yếu là màu đỏ với ý nghĩa may mắn, nhiều tài lộc trong năm mới. Lì xì cũng là cách để người lớn bày tỏ sự ưu ái, thương mến dành cho trẻ nhỏ. Nhiều người cho rằng việc nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình được phát nhiều tài lộc.

Phong tục lì xì ngày Tết là truyền thống lâu đời của người dân Việt.

Ngày nay việc mừng tuổi, lì xì không còn giới hạn trong 3 ngày đầu năm mới nữa, thay vào đó chỉ cần không khí Tết vẫn còn thì các bậc ông bà, người lớn vẫn có thể tiếp tục lì xì cho con cháu của mình. Từ xa xưa đến nay các cụ cao niên vẫn luôn quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp của hoạt động lì xì, mừng tuổi đầu năm thì mỗi người cần chú ý một vài điều sau khi tặng cho và được nhận lì xì trong dịp Tết Nguyên Đán.

Cùng với hương vị bánh chưng xanh ngày Tết, sắc thắm của cành đào, cây quất, nếu thiếu đi phong tục lì xì thì Tết sẽ thiếu đi nhiều ý nghĩa và chưa thực sự trọn vẹn. Bởi vì Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ, quây quần sau một năm làm việc mà còn là ước vọng, sẻ chia tài lộc, cùng những lời chúc tụng hướng về tương lai năm mới đủ đầy. Dù cách đón Tết xưa hay nay của người Việt có ít nhiều thay đổi, thế nhưng lì xì vẫn là nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

 

 

Lê Hồng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline