Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 21:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo 2023

Thứ năm, 08/06/2023 07:06

Sóc Trăng là tỉnh có đồng bào Khmer nhiều nhất cả nước, do đó Lễ hội Oóc om bóc (còn gọi lễ cúng Trăng hay đúc cốm dẹp) của người Khmer Nam Bộ, là dịp hằng năm bà con tạ ơn thần mặt Trăng - vị thần lo thời tiết giúp bà con được mùa.

Lễ hội Oóc om bóc hay lễ hội cúng Trăng thường diễn ra vào ngày rằm tháng 10 hằng năm với các hoạt động chính như Giải đua ghe Ngo, lễ Cúng Trăng, hội thi Lôi Protip (thả đèn nước) và trình diễn ghe Cà hâu.  Theo kế hoạch, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 25 đến ngày 27/11/2023.

Với 3 hoạt động chính, gồm: Giải đua ghe Ngo diễn ra tại Khán đài Đua ghe Ngo, thành phố Sóc Trăng, trong 02 ngày (từ ngày 26 đến 27/11). Lễ cúng Trăng diễn ra trong ngày 26/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng; hội thi Lôi Protip (thả đèn nước) và trình diễn ghe Cà Hâu diễn ra trong ngày 25/11, trên sông Maspéro, đoạn giữa cầu C247 và cầu 30/4, thành phố Sóc Trăng.

Cùng với đó là các hoạt động phối hợp cũng được tổ chức như: Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng năm 2023; hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Hoa tỉnh Sóc Trăng; triển lãm ảnh nghệ thuật; liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” lần thứ V năm 2023. Đặc biệt, là hoạt động tổ chức xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam về 223 món ăn được chế biến từ tôm; bức tranh lớn nhất Việt Nam được làm từ gạo ST và liên hoan tiếng hát truyền hình tiếng Khmer khu vực Nam bộ, dự kiến diễn ra từ ngày 20-25/11.

Đua ghe Ngo - một trò chơi thể thao dân tộc Khmer, bao giờ cũng gắn với nghi lễ cúng trăng - đút cốm dẹp (Óoc om bóc), bởi khi thu hoạch mùa lúa mới, đồng bào Khmer thường làm lễ cúng tạ ơn các vị thần mặt trăng, thần đất, thần nước đã phù hộ ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt nên bà con thu hoạch được mùa. 

Đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Óoc om bóc  - một trong ba lễ hội lớn của người Khmer tại Sóc Trăng. 

Đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Óoc om bóc  - một trong ba lễ hội lớn của người Khmer bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Đây được coi là hoạt động rước đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện sự biết ơn đối với thần nước đã phù hợp cho người dân mùa màng bội thu. Phong tục đua ghe Ngo còn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống tại vùng đất trù phú Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng.

Xuất phát từ hình ảnh con rắn trườn đi trên mặt nước, người dân nơi đây đã tạo dáng chiếc ghe Ngo như con rắn cho gọn nhẹ, dễ bơi. Ghe Ngo nguyên thủy là một chiếc thuyền độc mộc, khoét ruột từ một thân cây. Ngày nay, việc tìm được cây vừa to, vừa dài rất khó khăn, người Khmer đã dùng những mảnh ván ghép với nhau để thay thế.

Mỗi chiếc ghe Ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc (cụm dân cư) người Khmer tạo ra và tham gia tranh tài. Sự thành bại của ghe Ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu. Vì vậy, để tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khmer Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng đã vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau.  

Lễ hội đua ghe Ngo của người Khmer ở Sóc Trăng gắn liền với lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Khmer; phản ánh khát vọng về cuộc sống bình an, phồn thịnh thông qua việc khấn cầu vị thần Mặt Trăng và tổ chức đua ghe. Đồng thời, Lễ hội thể hiện sự gắn bó mật thiết của con người với môi trường tự nhiên, bày tỏ lòng tri ân và cầu xin thần linh tha thứ về những việc làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đây còn thể hiện được tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết tạo thành sức mạnh vô song, niềm tự hào dân tộc. Chính hội đua ghe này đã làm nên bản sắc, đặc trưng cho cộng đồng dân tộc Khmer ở Sóc Trăng.

 

 

Mỹ Lan 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline