Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Làng Gò Cỏ - Dấu ấn xưa trong lòng đá

Chủ nhật, 03/04/2022 17:04

TMO - Bên những gành đá hoang sơ, làng biển Gò Cỏ (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) hội tụ vẻ đẹp đặc trưng nhất của Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh, nơi hòa quyện giữa thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa độc đáo với dấu tích văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa. 

Theo các nhà khoa học, Gò Cỏ hình thành từ thời văn hóa Sa Huỳnh -  cách đây khoảng 2.500 - 3.000 năm, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Làng có diện tích khoảng 65 ha, nằm giữa hai đồi núi cao, có lớp cư dân cổ. Địa chất chủ yếu là các loại đá granit được hình thành khoảng 250 triệu năm trước.

Điểm độc đáo tại làng cổ Gò Cỏ là những nét hoang sơ 

Điểm độc đáo tại làng cổ Gò Cỏ là sau nhiều năm tạo dựng, đến giờ dân làng vẫn gìn giữ, tôn tạo thêm những con đường lát đá núi, bờ rào, bậc thang, kè đá giữ đất… tất cả đều được xếp bằng đá núi, theo thời gian đã kết nối liền mạch vững chãi và đẹp mắt.

Một trong những giếng cổ vẫn còn tại làng Gò Cỏ 

Ở Gò Cỏ, đá là nền móng của làng. Làng nằm cạnh biển, nhưng địa thế là đồi cao. Chính vì thế, mỗi mùa mưa lũ qua rất dễ sạt lở. Nhưng nhờ đá xếp chồng lên đá, lớp này nằm lên lớp kia nên làng không mất một tấc đất nào. Gò Cỏ cũng hội tụ đầy đủ núi non, làng mạc, biển khơi.

Tảng đá khắc mười dòng chữ Chăm cổ (chữ Phạn) ở làng Gò Cỏ

Làng cổ vẫn còn lưu giữ các di tích đền thờ và 11 giếng cổ, con đường cổ của người Chăm Pa tồn tại cách nay hàng trăm năm và các phong tục tập quán mang nhiều đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh hơn 3.000 năm trước.

Những con đường có bờ đá tại làng cổ 

Ngôi làng là bức tranh tổng thể đa dạng giá trị di sản, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. "Làng Gò Cỏ được lựa chọn để thực hiện “mô hình kiểu mẫu”, một phần của dự án Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Tháng 11/2019, Quảng Ngãi đã trình hồ sơ dự án này đến UNESCO để công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

 

Tố Uyên

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline