Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

“Làng di sản” bên dòng sông Cái

Thứ bảy, 26/02/2022 18:02

TMO - Làng Phú Lộc ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) là ngôi làng cổ với hơn 20 di tích đã được xếp hạng. Dù trải qua hàng trăm năm nhưng nhiều nghề truyền thống như đúc đồng, làm bánh, bún… vẫn còn được người dân lưu giữ đến ngày nay.

Theo tài liệu sử sách từ giữa thế kỷ XVII, cư dân từ Huế theo chân Chúa Nguyễn đến định cư ở đất Khánh Hòa và sau đó hình thành ngôi làng Phú Lộc. Làng quê Phú Lộc đất không rộng, nhưng lại tập trung đông dân cư. Cư dân nơi đây đã tạo nên bề dày văn hóa với hơn 20 di tích vẫn còn phát huy giá trị trong đời sống tinh thần của người dân.

Di tích cấp quốc gia Văn miếu Diên Khánh được xây dựng vào năm Gia Long thứ (1803) ở làng Phú Lộc

Nhiều người còn gọi làng Phú Lộc là làng di sản văn hóa. Nơi đây có Di tích cấp quốc gia Văn miếu Diên Khánh; di tích cấp tỉnh Đình Phú Lộc; hệ thống di tích Miếu thờ Thiên Y A Na với 4 ngôi miếu Tam Tòa, Cây Ké, Cổ Chi, Tứ Chánh...

Trong làng có đến 4 ngôi chùa lớn với kiến trúc, hoa văn, họa tiết nghệ thuật điêu khắc tinh xảo; 24 nhà thờ họ. Tất cả những di tích, di sản văn hóa đó đều có số lượng lớn so với quy mô của một làng quê. Dân làng Phú Lộc bao đời nay cũng nổi danh với những nghề thủ công truyền thống. Nghề đúc đồng Phú Lộc với sản phẩm chủ yếu là các loại đèn thờ, lư hương, chuông, linh vật phục vụ cho nhu cầu tâm linh.

Đúc đồng đã trở thành nghề truyền thống từ bao đời nay tại làng Phú Lộc

Những năm qua các sản phẩm đúc đồng tiêu thụ nhiều nên không khí làm việc tại làng đúc đồng rất gấp gáp, hối hả. Người từ các địa phương kéo nhau đến đặt mua các loại lư hương, dàn đèn đồng về trưng lên bàn thờ. Những sản phẩm có giá khác nhau tùy thuộc vào kích thước, hoa văn. Loại ít tiền cũng cỡ 1 triệu đồng/bộ, loại lớn hơn thì khoảng 10 triệu đồng/bộ, trừ đi chi phí năm nào gia đình anh Triều cũng thu về trên 100 triệu đồng.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, người dân nơi đây đã chế tạo vũ khí cho nghĩa quân đánh giặc. Còn nghề làm nón tuy chỉ có vài chục gia đình theo đuổi, nhưng hình ảnh những người bà, người mẹ cặm cụi chằm nón, đan nón với đôi tay thoăn thoắt cũng mang đến những nét đẹp riêng. Ngoài ra còn có nghề làm bánh tráng, làm bún, làm phở cũng góp phần tạo nên sắc màu cho làng quê nơi đây…

 

 

Nguyễn Nga

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline