Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Làng đá cổ nơi biên cương xứ Lạng

Thứ tư, 13/04/2022 16:04

TMO - Giữa núi rừng hùng vĩ, làng đá Thạch Khuyên (xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) hiện lên với những nếp nhà trình tường bằng đất, lối kiến trúc tiêu biểu cho nhà ở truyền thống của dân tộc Tày, Nùng.

Thạch Khuyên hiện có 115 hộ dân với 532 nhân khẩu, dân cư chủ yếu là đồng bào Nùng, chiếm 60% số dân của cả thôn. Khoảng 20% ngôi nhà ở đây còn giữ nhà trình tường (nhà đất), nhưng gần như hầu hết các nhà đều có tường đá xếp bọc vây quanh.

Những ngôi nhà với bức tường rào bằng đá nhuốm màu thời gian 

Bao quanh làng là hệ thống tường đá kiên cố cao 5m, dày 1,5m - 2m, để bảo vệ dân làng trước nạn giặc giã và thổ phỉ vùng biên giới. Phủ quanh làng là một bức tường đá to, dài nhất, bao bọc các ngôi nhà trong làng. Điều kỳ lạ, những bức tường đá này chỉ là những viên đá đặt chồng lên nhau, không hề có vật liệu kết dính.

Theo các cụ cao niên kể lại, nơi đây từ thế kỷ XIX đã từng được mệnh danh là “vương quốc của đá” với những ngôi nhà trình tường bằng đất cùng nét văn hóa dân gian độc đáo và đặc biệt, tiêu biểu cho ý chí của đồng bào biên giới chống lại thổ phỉ và chống thực dân Pháp xâm lược giữa thế kỷ XX. Làng Thạch Khuyên là một trong 9 điểm thuộc khu du kích Ba Sơn. 

Quanh những con đường với những bờ tường bằng đá vẫn kiên cố 

Toàn thôn hiện còn 18 ngôi nhà trình tường và một số đoạn tường rào bằng đá người dân vẫn đang sử dụng. Hằng năm, chính quyền xã Xuất Lễ tổ chức tuyên truyền động viên đến người dân về việc gìn giữ vệ sinh môi trường, vận động các gia đình xếp những viên đá mới thay thế viên cũ hỏng để góp phần gìn giữ lâu dài vẻ đẹp của làng đá.

Hàng rào đá đã trở thành nét đặc trưng tại nhiều nếp nhà ở Thạch Khuyên 

Huyện Cao Lộc cũng đã giới thiệu kết nối làng đá Thạch Khuyên với các điểm du lịch khác trong huyện (tuyến: trung tâm huyện Cao Lộc – xã Hải Yến (mô hình dệt thổ cẩm, múa sư tử mèo) - xã Cao lâu – xã Xuất Lễ (làng đá Thạch Khuyên) – Khu du lịch Mẫu Sơn). Giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, địa phương này hình thành ý tưởng xây dựng kế hoạch về bảo tồn và phát huy “Làng phòng thủ, nhà pháo đài – Làng đá Thạch Khuyên”.

 

Gia Khánh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline