Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 06:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Làng cổ Kon K'tu

Thứ hai, 26/06/2023 07:06

Làng cổ Kon K'tu, xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng. Đây là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum. Nhiều năm nay, đồng bào Ba Na ở đây đã biết làm du lịch như mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn ...  

Theo tiếng Ba Na, Kon có nghĩa là làng, còn K’tu có nghĩa là cổ. Làng Kon K'tu là nơi tập trung sinh sống của cộng đồng người Ba Na tại xã Đắk Rơ Wa. Ngôi làng nằm ở vị trí rất đặc biệt, có sông, ghềnh thác, các bãi cát trải dài dọc theo bờ sông bao bọc quanh làng, một số bãi phù sa màu mỡ được bồi đắp qua các năm, rừng được tái sinh ngày một thêm phát triển. 

Nhờ có nhánh sông Đăk Bla chảy qua, cùng với địa hình đặc trưng của khu vực cao nguyên, trải qua thời gian hàng bao đời nay, giúp người dân nơi đây hình thành và phát triển sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống, mang những nét đặc trưng riêng của địa phương.

Nhà Krông là ngôi nhà dùng để phục vụ những sinh hoạt cộng đồng cho người làng Kon K'tu. 

Điểm đặc sắc cho khung cảnh của làng Kon K'tu chính là ngôi nhà Krông cao vút che phủ cả một vùng trời. Nhà Krông là ngôi nhà dùng để phục vụ những sinh hoạt cộng đồng cho người làng. Một số hoạt động có thể tổ chức ở nhà Krông có thể kể đến như hội họp, tổ chức lễ hội hay những dịp đón tiếp khách quý đến chơi. 

Bên phải nhà Krông là ngôi nhà nguyện của những đồng bào giáo dân, bên trái là hệ thống các nhà sàn cổ bao bọc chung quanh. Trong các nhà sàn, những người phụ nữ Ba Na quây quần lại đây để ngồi dệt nên những mảnh sản phẩm thổ cẩm tỉ mỉ.

dệt thổ cẩm đã trở thành nét đẹp văn hóa, gắn liền với đời sống trong các gia đình ở Làng du lịch cộng đồng Kon K'tu.

Tại làng Kon K’tu, từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét đẹp văn hóa, gắn liền với đời sống trong các gia đình ở Làng du lịch cộng đồng Kon K'tu. Hằng năm, vào mùa cây bông (thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau), phụ nữ và trẻ em Ba Na ở làng Kon K'tu lại cùng đi thu hoạch bông về làm sợi chỉ để dệt thổ cẩm Các loại lá cây gơ lũl (một loại cây thân gỗ sống trong rừng), lá cây tơ ngo, lá dứa, lá cẩm, củ kơ trong, củ nghệ hay hạt cây thầu dầu…, được mọi người lấy mang về để nhuộm màu và làm mềm sợi chỉ Bông sau khi thu hoạch về được tách hạt và phơi khô để giữ màu trắng vốn có, sau đó, được làm tơi mịn bằng dụng cụ bật bông (pơnĕnh) để thuận lợi khi xe sợi Việc xe sợi được người phụ nữ thực hiện bằng dụng cụ xa kéo sợi (xiơ, xia). Sợi chỉ sau khi xe được luộc qua 1 ngày đêm với 1 nắm gạo và hạt thầu dầu để sợi mềm và dai. 

Nhờ có vị trí thuận lợi không xa trung tâm TP. Kon Tum, với khung cảnh độc đáo, trong những năm qua, một số hộ người Ba Na tại làng Kon K’tu từ lâu đã biết làm du lịch; hiện nay cả cộng đồng làng Kon K’tu đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm và xem du lịch là một ngành kinh tế hái ra tiền để trang trải cuộc sống. Người dân đã mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn phục vụ cho du khách đến tham quan… Làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là Làng du lịch cộng đồng năm 2020.  

 

 

Minh Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline