Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 13:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Làng bè sắc màu trên ngã ba sông Châu Đốc

Thứ tư, 24/01/2024 08:01

TMO - Dự án "Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc" có 165 chiếc bè trải dài gần 1km, được tô điểm bằng 6 màu sắc rực rỡ như: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím tạo nên cảnh sắc lạ mắt, thu hút trên sông Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có nền văn hóa các dân tộc độc đáo, có sông nước hữu tình, núi non hùng vĩ. Đó là những điều kiện đặc biệt làm nên một An Giang khác hẳn với các địa phương trong cả nước. Trên cơ sở đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh đã phát triển sản phẩm du lịch làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển du lịch sông nước, du lịch văn hóa tại TP.Châu Đốc, thị xã Tân Châu và huyện An Phú. Quan sát từ trên cao nhìn xuống sẽ là những mảng màu đan xen kết nối, tạo nên quang cảnh rực rỡ sắc màu, là điểm nhấn độc đáo khu vực ngã ba sông Châu Đốc.

Làng bè sắc màu trên ngã ba sông Châu Đốc trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh An Giang. 

Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc triển khai từ tháng 8/2023 trên địa bàn thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Dự án thực hiện với kinh phí hơn 2 tỷ đồng tô điểm, sơn lại 165 bè nuôi cá của người dân làng bè (làng bè tồn tại trên 50 năm). Các bè cá nằm dài gần 1km trên sông Châu Đốc được tô điểm bằng sáu khối màu là đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím để hút khách du lịch.

Du khách đến với làng bè sắc màu Châu Đốc sẽ đi đường sông từ Châu Đốc tham quan làng bè đa sắc màu. Nuôi cá nước ngọt trong lồng bè là nghề truyền thống, nét đặc trưng của vùng đầu nguồn sông Mekong. Du khách có thể tham quan làng bè bằng ghe, trải nghiệm cuộc sống trên những bè cá.

Việc sắc màu hóa làng bè tạo nên mảng màu đan xen nhau, hiệu ứng đẹp mắt, cùng một số dịch vụ du lịch được triển khai. 

Việc sắc màu hóa làng bè tạo nên mảng màu đan xen nhau, hiệu ứng đẹp mắt, cùng một số dịch vụ du lịch nổi tiếng như, nghề dệt thổ cẩm, làng Chăm, thu hút du khách đến đây check-in, trải nghiệm, tham quan du lịch… Qua đó, tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du du khách đến An Giang, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch

Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc nằm trên tuyến tham quan, du lịch tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang nổi tiếng của tỉnh. Bên cạnh làng bè, thị trấn Đa Phước (huyện An Phú) nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, làng Chăm và hai thánh đường Ehsan, Sunnah, có kiến trúc độc đáo, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm. 

Ngoài ra, thành phố Châu Đốc cách TP.HCM khoảng 200 km, là một trong hai thành phố của An Giang. Ngoài làng bè, thị trấn Đa Phước còn nổi tiếng với làng Chăm dọc quốc lộ 91C và sông Hậu. Nơi đây có hai thánh đường nổi tiếng là Ehsan, Sunnah với kiến trúc độc đáo, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Chăm. Làng Chăm ở Đa Phước bình quân mỗi tháng đón khoảng 3.000 lượt khách. Hiện tại, làng có hai bến thuyền phục vụ du lịch. Trong làng trưng bày các khung dệt thổ cẩm, có điểm bán hàng lưu niệm với những sản phẩm truyền thống của đồng bào địa phương.

 

 

Thu Uyên 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline