Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 18:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Kon Tum chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ sáu, 29/03/2024 14:03

TMO - Tỉnh Kon Tum hướng tới mục tiêu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú trên địa bàn để bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; có những đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cho quốc gia và khu vực.

Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên  là 967.418,35 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (tính đến 31/12/2023) là 780.530,86 ha. Trong đó: Diện tích đất có rừng là 616.123,37 ha (gồm: Rừng tự nhiên là 552.287,28 ha; rừng trồng là 63.836,09 ha); Diện tích đất chưa có rừng là 164.407,49 ha (bao gồm cả 16.804,70 ha đất đã trồng chưa thành rừng). Độ che phủ rừng trên toàn tỉnh Kon Tum tính đến 31/12/2023 đạt 63,69%. Vì vậy, việc bảo vệ hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái bền vững của địa phương nói riêng.

Tỉnh hiện có Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và Rừng đặc dụng Đăk Uy được quy hoạch để thực hiện bảo tồn tại chỗ các nguồn gen động, thực vật quý, hiếm. Đặc biệt, đã xây dựng 1 vườn thực vật với quy mô 180 ha tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray thực hiện bảo tồn 12 ha loài cây quý hiếm (cẩm lai, trắc, cà te, hương...), 2.024 giò lan thuộc 133 loài. Thời gian tới, địa phương này tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó chú trọng đến việc quy hoạch các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn.

Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2030, bảo tồn được 100% các loài đặc hữu, có giá trị về mặt khoa học và kinh tế; Ban hành được danh mục loài bản địa cần được ưu tiên bảo tồn (theo danh lục mới cập nhật sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06/2019/CP); Bảo tồn được 100% các hệ sinh thái đặc trưng trên toàn Tỉnh; Xây dựng được 01 hành lang đa dạng sinh học. Thành lập được Khu dự trữ thiên nhiên Kon Plông, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh đất ngập nước Sông Sê San. Đảm bảo được 80% diện tích rừng tự nhiên, đất ngập nước sẽ được xem xét đưa vào chiến lược khai thác và bảo tồn ở các cấp độ khác nhau. Có 90% người dân Tỉnh Kon Tum được phổ biến, tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học.

Tỉnh Kon Tum hướng tới mục tiêu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái. 

Tầm nhìn đến năm 2050: Hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn đa dạng sinh học; Triển khai phương  thức bảo tồn chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườnươm, vườn động vật để bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng đã xác định được của từng khu bảo tồn của Tỉnh. Giảm tuyệt đối các vụ khai thác, săn bắn trái phép. Giải quyết từng bước sinh kế ổn định cho người dân vùng đệm các khu bảo tồn thông qua biện pháp khai thác nuôi trồng các giống vật nuôi có giá trị đang được bảo tồn, tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo tồn đa dạng sinh học. Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học; xác định rõ vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của nhân dân trong việc bảo vệ các Khu BTTN và các giá trị đa dạng sinh học khác, nhất là người dân tại khu vực vùng đệm. Khai thác tiềm năng du lịch của các khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học. Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học ở Kon Tum phù hợp với kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học và các chiến lược quốc gia.

Theo đó, Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray được quy hoạch trên địa bàn các xã: Đăk Kan, Pờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi), Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai và thị trấn Sa Thầy (thuộc huyện Sa Thầy). Thời gian tới, địa phương này chú trọng nâng cấp, mở rộng VQG Chư Mom Ray; Bảo vệ an toàn hệ động thực vật hiện có trong Vườn quốc gia, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn nhằm phục hồi môi trường sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao.

Cân bằng sinh thái nhằm tăng độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng để phát huy khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ hồ, đập ....Phát triển du lịch sinh thái, du lịch thăm quan trong vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng lịch sử- tín ngưỡng, bản sắc văn hoá bản địa trong vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Phát huy tiềm năng to lớn của khu rừng về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Đồng thời, bảo vệ các hệ sinh thái rừng đặc hữu Tây Nguyên, đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm như: Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Giáng hương (Pterocarpus pedatus),... Bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như: Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos javanicus), Trâu rừng (Bubalus bubalis), Hổ (Panthera tigris), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus),... Nghiên cứu về động thực vật rừng quý hiếm hiện đang sinh sống trong khu vực này để xác định khả năng tồn tại trong tự nhiên nhằm xây dựng các nhóm giải pháp bảo tồn thích hợp. Củng cố, kiện toàn Ban quản lý Vườn Quốc gia Quản lý và phát triển rừng bền vững nhằm đạt các mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm và các loài sinh vật có giá trị kinh tế cao và phòng hộ đầu nguồn xung yếu. 

Tại Khu dự trữ thiên nhiên (KDTTN) Ngọc Linh: KDTTN Ngọc Linh được quy hoạch trên địa bàn các xã Đăk Man, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh và Xốp của huyện Đăk Glei, Tổng diện tích quy hoạch là 39.816,26 ha. Mục tiêu là bảo vệ an toàn hệ động thực vật hiện có trong Khu bảo tồn, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn nhằm phục hồi môi trường sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao.  Bảo vệ nhiều loài động thực vật rừng có nguồn gen đặc hữu của khu vực; các loài đặc hữu Việt Nam; các loài đặc hữu của khu vực Đông Dương và các nguồn gen thực vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Cân bằng sinh thái nhằm tăng độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng để phát huy khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ hồ, đập....Phát triển du lịch sinh thái, du lịch thăm quan trong vùng trên cơ sở khai thác tiềmnăng đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng lịch sử- tín ngưỡng, bản sắc văn hoá bản địa trong vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Phát huy tiềm năng to lớn của khu rừng về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Loài chà vá chân xám được phát hiện tại vùng Kon Plông. 

Đối với rừng đặc dụng Đăk Uy (RĐD): Được quy hoạch trên địa bàn xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, cách thị trấn Đăk Hà khoảng 7 km, cách trung tâm thành phố Kon Tum 25 km về phía Bắc, theo đường Hồ Chí Minh (QL.14) với iện tích: 538,38 ha ( Diện tích rừng tự nhiên:524,82 ha; Diện tích rừng trồng: 2,81 ha; Diện tích đất không có rừng, sông suối: 10,75 ha). Mục tiêu bảo vệ an toàn hệ động thực vật hiện có trong Khu bảo tồn, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn nhằm phục hồi môi trường sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao.

Bảo vệ nhiều loài động thực vật rừng có nguồn gen đặc hữu của khu vực; các loài đặc hữu Việt Nam; các loài đặc hữu của khu vực Đông Dương và các nguồn gen thực vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Cân bằng sinh thái nhằm tăng độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng để phát huy khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ hồ, đập. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch thăm quan trong vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng lịch sử- tín ngưỡng, bản sắc văn hoá bản địa trong vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Phát huy tiềm năng to lớn của rừng về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, tỉnh Kon Tum hướng tới mục tiêu thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Plông vào giai đoạn 2030-2050 trên địa bàn huyện Kon Plông. Mục tiêu bảo vệ an toàn hệ động thực vật hiện có trong Khu bảo tồn, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn nhằm phục hồi môi trường sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao. Bảo vệ nhiều loài động thực vật rừng có nguồn gen đặc hữu của khu vực; các loài đặc hữu Việt Nam; các loài đặc hữu của khu vực Đông Dương và các nguồn gen thực vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Cân bằng sinh thái nhằm tăng độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng để phát huy khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ hồ, đập. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch thăm quan trong vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng lịch sử- tín ngưỡng, bản sắc văn hoá bản địa trong vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Phát huy tiềm năng to lớn của rừng về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, đối với Khu Du lịch sinh thái Măng Đen (DLST): Khu DLST và bảo vệ cảnh quan Măng Đen được quy hoạch trên địa bàn thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, cách thành phố Kon Tum khoảng 54km về phía Tây Nam với diện tích: 14.682,7 ha, trong đó diện tích có rừng là 11682,7 ha (chiếm 79,56% diện tích khu quy hoạch). Mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, loài và nguồn gen đặc thù; Bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước và phát triển bền vững các giá trị lịch sử, văn hóa, đa dạng sinh học trong khu vực; phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường. 

Bảo vệ an toàn hệ động thực vật hiện có trong Khu bảo tồn, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn nhằm phục hồi môi trường sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao. Bảo vệ nhiều loài động thực vật rừng có nguồn gen đặc hữu của khu vực; các loài đặc hữu Việt Nam; các loài đặc hữu của khu vực Đông Dương và các nguồn gen thực vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Cân bằng sinh thái nhằm tăng độ che phủ rừng, tăng chất lượng rừng để phát huy khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ hồ, đập.

Phát triển du lịch sinh thái, du lịch thăm quan trong vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng lịch sử-tín ngưỡng, bản sắc văn hoá bản địa trong vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Phát huy tiềm năng to lớn của rừng về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Ngành chức năng tại các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học. 

Tỉnh Kon Tum triển khai quy hoạch Khu bảo tồn loài và sinh cảnh đất ngập nước Sông Se San - hồ Yaly với vị trí tại các huyện trên địa bàn tỉnh Kon  Tum. Mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, loài và nguồn gen đặc thù; Bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái đất ngập nước và phát triển bền vững các giá trị lịch sử, văn hóa, đa dạng sinh học trong khu vực; phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường. Bảo vệ an toàn hệ động thực vật hiện có trong Khu bảo tồn, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn nhằm phục hồi môi trường hệ sinh thái đất ngập nước.

Bảo vệ nhiều loài động thực vật rừng có nguồn gen đặc hữu của khu vực; các loài đặc hữu Việt Nam; các loài đặc hữu của khu vực Đông Dương và các nguồn gen thực vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Cân bằng hệ sinh thái nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ hồ, đập. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch thăm quan trong vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng lịch sử-tín ngưỡng, bản sắc văn hoá bản địa trong vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đệm thông qua các chương trình dự án về hỗ trợ đầu tư sản xuất, đào tạo nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Phát huy tiềm năng to lớn của rừng về giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Để nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực trên, thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, Ban quản lý các VQG, Khu bảo tồn củng cố, kiện toàn Ban quản lý để Quản lý và phát triển rừng bền vững nhằm đạt các mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm và các loài sinh vật có giá trị kinh tế cao và phòng hộ đầu nguồn xung yếu; Nâng cao năng lực và kỹ năng cho lực lượng quản lý, bảo vệ các loài sinh vật, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm để thực hiện công tác bảo tồn; Xây dựng các mô hình bảo vệ và quản lý đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng.

Kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ tình trạng khai thác tài nguyên rừng và các loài động vật hoang dã; Tăng cường hệ thống chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; Phục hồi các vùng, hệ sinh thái bịsuy thoái, nâng cao lợi ích mà đa dạng sinh học đem lại; Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và đem lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương, thu hút sự tham gia rộng rãi của các ngành vào công tác bảo tồn; Tuyên tuyền, giáo dục cho người dân và cộng đồng về ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời, tăng cường vai trò của người dân và cộng đồng trong việc quy hoạch khu bảo tồn; Chia sẻ lợi ích, tham gia xây dựng các chính sách quản lý khu bảo tồn; Hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong khu bảo tồn; Triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái và triển khai các chương trình, dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng; Khi quy hoạch chi tiết khu bảo tồn cần xây dựng phương án ổn định cuộc sống cho người dân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn và xây dựng phương án di dân tái định cư nếu thấy cần thiết.

 

 

Đức Tuấn 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline