Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

“Kiểm toán môi trường” – những vấn đề cấn hiểu rõ

Thứ năm, 13/01/2022 12:01

TMO - Kiểm toán môi trường (KTMT) là một trong các công cụ hiệu quả cao trong quản lý môi trường. điều này đã được quy định tại Điều 74 – Luật BVMT 2020. Tuy vậy, đây vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa có hướng dẫn kỹ thuật chi tiết.

Quan niệm về kiểm toán môi trường

KTMT là khái niệm rộng tùy theo quy định của từng quốc gia, tổ chức quốc tế và tùy theo mục đích (đánh giá hậu quả tác động môi trường hoặc đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp lý trong công tác quản lý môi trường) hoặc đối tượng cần kiểm toán (về môi trường, an toàn, năng lượng hoặc sức khỏe…). Hiện nay không có định nghĩa duy nhất về KTMT, tuy nhiên các định nghĩa và quan niệm dưới đây đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Định nghĩa của Phòng Thương mại quốc tế 

Theo Phòng Thương mại Quốc tế: Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm việc đánh giá một cách hệ thống, lập tài liệu định kỳ và theo đối tượng để đánh giá công tác tổ chức, quản lý và công cụ về bảo vệ môi trường của cơ sở đạt kết quả như thế nào nhằm đảm bảo an toàn về môi trường nhằm tăng cường hiệu quả công tác giám sát, quản lý môi trường trong thực tế; Đánh giá sự tuân thủ đối với các quy định về bảo vệ môi trường. Cộng đồng châu Âu (EC) đang áp dụng định nghĩa này trong quy định về KTMT đối với các quốc gia thành viên.

Trong khi đó, Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ: “Kiểm toán môi trường là sự xem xét (Review) có hệ thống, làm văn bản, theo định kỳ và khách quan về việc hoạt động và thực tế của một cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng các yêu vầu về môi trường”.

Ngân hàng Thế giới (WB) quan niệm :“Kiểm toán môi trường là sự kiểm tra (examination) về tổ chức, cơ sở hoặc địa điểm nhằm xác minh tổ chức/cơ sở này đạt các tiêu chí về quản lý môi trường đến mức nào”. Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á(ASOSAI) lại cho rằng: “Kiểm toán môi trường có thể bao gồm tất cả các loại kiểm toán, tức là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hiệu suất về các vấn đề môi trường”.

(Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu: “Kiểm toán môi trường là việc xem xét, đánh giá có hệ thống, toàn diện hiệu quả quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”. Theo đó, nội dung chính của kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm: Việc sử dụng năng lượng, hóa chất, nguyên liệu, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; Khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự thực hiện kiểm toán môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan hướng dẫn kỹ thuật hoạt động tự kiểm toán môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Kiểm toán môi trường có những loại hình nào?

Trên thế giới hiện có 2 loại hình kiểm toán môi trường, gồm: Kiểm toán đánh giá tuân thủ (Compliance Audit) và kiểm toán hệ thống quản lý (Management System Audit).

Kiểm toán đánh giá tuân thủ thường được áp dụng ở Mỹ và nhiều quốc gia.Loại hình kiểm toán môi trường này là phổ biến nhất, nhằm xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ luật pháp của công ty/tổ chức/dự án (dưới đây được gọi chung là “cơ sở”) trong quá trình vận hành.

Kiểm toán sự tuân thủ bắt đầu bằng việc xác định các yêu cầu cần tuân thủ trong quá trình hoạt động của cơ sở. Các yêu cầu này bao gồm: luật, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn mà cơ sở phải tuân thủ.

Kiểm toán sự tuân thủ có thể là kiểm toán đa phương diện hoặc kiểm toán theo chương trình, gồm: Kiểm toán đa phương diện bao gồm công tác xác định và kiểm toán tất cả các vấn đề môi trường (đất, nước, không khí, sinh thái....) liên quan đến hoạt động của cơ sở và  kiểm toán theo chương trình (còn gọi là kiểm toán chuyên đề hoặc kiểm toán vấn đề chuyên biệt) là kiểm toán chỉ giới hạn đối với một hoặc một số vấn đề chọn lọc (thí dụ: kiểm toán chuyên đề về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, an toàn môi trường…).

Kiểm toán cần tập trung chủ yếu đến các khía cạnh hoạt động của cơ sở tại khu vực hơn là đánh giá mức độ gây ô nhiễm hoặc tác động môi trường của cơ sở đối với khu vực. Do vậy hoạt động quan trắc môi trường thường không thuộc KTMT mà là biện pháp hỗ trợ khi cần thiết.

Trong các loại hình KTMT nêu trên, WB còn yêu cầu: Kiểm toán đánh giá trách nhiệm (Liability Audits):Đây là loại kiểm toán được thực hiện qua thu thập thông tin từ các cuộc phỏng vấn, qua nghiên cứu các thông tin trong quá khứ và qua thanh tra tại các địa điểm để đánh giá trách nhiệm của các bên và kiểm toán chuyên biệt (Specialized Audits): Đây là loại kiểm toán bổ sung, được thực hiện chuyên biệt: như Kiểm toán đánh giá rủi ro, Kiểm toán đánh giá nguy hại, Kiểm toán về giảm thiểu chất thải….

Mục đích kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường nhằm mục đích xác định ưu, nhược điểm của hệ thống quản lý môi trường của cơ sở; đánh giá mức độ tuân thủ của cơ sở đối với các quy định về môi trường của quốc gia/địa phương hoặc quốc tế và giảm thiểu tác động đối với con người, môi trường do các vấn đề ô nhiễm, sự cố môi trường, an toàn do cơ sở gây nên; cải thiện công tác quản lý môi trường của cơ sở.

Phân biệt kiểm toán môi trường với kiểm toán chất thải, đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường và giám sát hậu thẩm đánh giá tác động môi trường

Kiểm toán chất thải (KTCT) là sự xác định nguồn, mức độ phát sinh chất thải qua xác định nguyên liệu, năng lượng, quy trình sản xuất, cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng, từ đó xác định biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải và quản lý môi trường. KTCT là 1 trong các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trước đường ống. KTCT gồm nhiều bước (14-18 bước).  Muốn KTCT tốt cần kiến thức đầy đủvề hóa, lý, công nghệ sản xuất; trong khi đó muốn KTMT tốt cần kiến thức cơ bản về khoa học môi trường, quản lý môi trường và pháp lý.

Kiểm toán môi trường với đánh giá tác động môi trường (ĐTM),  là dự báo các tác động của dự án, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, chương trình quản lý môi trường trước khi triển khai dự án còn KTMT không dự báo mà đánh giá thực tế các vấn đề về quản lý môi trường và các vấn đề tuân thủ yêu cầu BVMT trong giai đoạn hoạt động của cơ sở.

Kiểm toán môi trường với quan trắc môi trường (QTMT), khác với QTMT,KTMT không phải là đo đạc, phân tích các thành phần môi trường theo các thông số được thiết kế, tần suất, vị trí đã được thiết kế mà chú trọng về đánh giá các vấn đề môi trường của cơ sở qua quan sát thực địa, xem xét tài liệu về quan trắc của cơ sở và tham vấn. Việc đo đạc, phân tích môi trường chỉ thực hiện khi có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Thí dụ trong trường hợp chủ cơ sở không chấp nhận kết luận của KTMT cho rằng cơ sở không tuân thủ về QCVN, gây ô nhiễm môi trường: khi đó có thể thu mẫu, phân tích ô nhiễm để giải quyết bất đồng…).

Kiểm toán môi trường với giám sât hậu thẩm ĐTM, theo các quy định quốc tế và nhiều quốc gia tiên tiến giám sát hậu thẩm ĐTM (Post–EIAMonitoring) bao gồm nhiều nội dung: kiểm tra, đánh giá mức độ dự án tuân thủ các yêu cầu về giảm thiểu tác động xấu đến môi trường vật lý, sinh học, xã hội. Như vậy KTMT (Kiểm toán sự tuân thủ) tương tự như giám sát hậu thẩm ĐTM hoặc giám sát môi trường độc lập trong quá trình thực hiện dự án.

Quy trình kiểm toán môi trường

Theo Ngân hàng Thế giới, KTMT được thực hiện qua ba bước, gồm: Chuẩn bị kiểm toán (Pre-Audit); Kiểm toán tại cơ sở (Site Audit) và Hoạt động sau kiểm toán (Post-Audit Activities), cụ thể:

Chuẩn bị kiểm toán, trong bước này cần phải lập Điều khoản tham chiếu (TOR) với mô tả cơ sở/dự án, phạm vi, mục đích, tiêu chí kiểm toán và nêucác thông tin cơ bản có liên quan.

Kiểm toán tại cơ sở (sản xuất kinh doanh hoặc dự án), công tác khảo sát tại cơ sở để KTMT có thể mất 1 đến 10 ngày, chưa kể thời gian thu mẫu, phân tích nếu cần thiết (phải mất 1 đến vài tuần). Công tác khảo sát cần bắt đầu bằng cuộc họp có sự tham gia của người quản lý cơ sở và các bên tham gia kiểm toán. Các thông tin sẽ được thu thập trong thời gian ngắn bằng cách hỏi và nhận câu trả lời của nười quản lý cơ sở. Việc kiểm toán này có thể làm người trả lời câu hỏi bị căng thẳng ngay cả khi cơ sở tuân thủ tốt các yêu cầu môi trường.

Hoạt động sau kiểm toán, trong giai đoạn sau kiểm toán báo cáo kiểm toán cần được hoàn thiện trên cơ sở kết luận trong cuộc họp tổng kết.

Báo cáo kiểm toán cần trình bày các mục đích kiểm toán, phạm vi và tiêu chí kiểm toán; các nhân sự tham gia (kể cả bên kiểm toán và bên được kiểm toán); phương pháp áp dụng; quy trình kiểm toán; các phát hiện chính và kết luận.

Qua quy trình trên có thể nhận thấy KTMT, nhất là kiểm toán đánh giá tuân thủ là vấn đề không quá phức tạp về chuyên môn (không nên “phức tạp hóa” như một số ý kiến về KTMT). Vì vậy có thể được thực hiện rộng rãi nếu được quy định về pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật. Ở nước ta KTMT đã được thực hiện tốt cho Dự án Tài chính Nông thôn III do BIDV nhận từWB theo quy trình trên. Theo quy định của nhiều quốc gia (Mỹ, EU), tổ chức quốc tế (WB, Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á- ASOSAI…): KTMT là công tác của cơ quan quản lý nhà nước (có thể thuê tư vấn) thực hiện đối với cơ sở. Luật BVMT 2020 không nêu rõ cơ quan nào thực hiện KTMT, trong khi đóKhoản 3, Điều 74“Khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự thực hiện KTMT”.

Đối tượng và phạm vi kiểm toán môi trường

Tùy theo mục đích từng KTMT mà đối tượng, phạm vi kiểm toán có thể rất khác nhau (Kiểm toán theo chuyên đề). Thí dụ: KTMT đối với vấn đề an toàn môi trường, sức khỏe môi trường, tác động sinh thái, rủi ro môi trường... Chi tiết được nêu trong tài liệu.

Công cụ và phương pháp thực hiện kiểm toán môi trường

Quy trình kỹ thuật (Protocol) của KTMT yêu cầu lập bảng kiểm tra (check list) sử dụng cho kiểm toán. Không có quy trình kỹ thuật chung cho các loại hình KTMT mà tùy theo yêu cầu, nội dung kiểm toán mà thiết kế các bảng câu hỏi sao cho phù hợp.

Các câu hỏi có thể ở dạng đơn giản: chỉ trả lời: “có” hoặc “không”, hoặc ở dạng phức tạp, chi tiết (một bảng câu hỏi có thể có 20 - 30 câu; có thể lập nhiều loại bảng câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng tham vấn).

Công cụ máy tính được sử dụng để xử lý các bảng câu hỏi. Quay phim, chụp ảnh, đĩa CD, DVD là các phương tiện minh chứng, phục vụ KTMT. Các quy định pháp lý; các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường và tiêu chuẩn y tế, sinh thái… được áp dụng để đánh giá sự tuân thủ. KTMT phải được thực hiện tại địa điểm hoạt động của cơ sở (công ty/dự án), do vậy khảo sát thực địa và lập báo cáo đánh giá tuân thủ là hoạt động chính của KTMT.

Lợi ích của kiểm toán môi trường

KTMT là một trong các công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển KT-XH theo định hướng phát triển bền vững. KTMT tạo ra nhiều lợi ích cho các công ty/dự án và cho cơ quan quản lý môi trường.

Lợi ích đối với cơ sở: Sẽ hiểu rõ làm thế nào để đạt các yêu cầu về môi trường; Có cơ hội chứng minh về trách nhiệm và kết quả BVMT; Có cơ hội hiểu rõ mối quan hệ về môi trường giữa sản xuất/dịch vụ và hoạt động; Sẽ hiểu rõ các sự cố, rủi ro môi trường là có thể được quản lý; Sẽ hiểu rõ làm thế nào để triển khai hệ thống quản lý môi trường theo ISO14001 (hoặc theo quy định Việt Nam, tổ chức quốc tế); Cải thiện công tác quản lý môi trường; Tiết kiệm chi phí trong sản xuất, kinh doanh, quản lý môi trường.

Lợi ích đối với cơ quan quản lý môi trường: Có cơ hội hiểu rõ các vấn đề môi trường còn tồn tại của cơ sở; Đánh giá đúng sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường của cơ sở; Nâng cao năng lực quản lý môi trường.

Yêu cầu đối với Kiểm toán viên

Đơn vị, cá nhân làm nhiệm vụ KTMT(gọi chung là Kiểm toán viên) cần: Có kiến thức về KTMT (nguyên lý, quy trình, phương pháp, kinh nghiệm); Không yêu cầu về phòng thí nghiệm, cơ sở kỹ thuật xử lý môi trường; Theo ISO 19011:2012: Kiểm toán viên cần có đạo đức nghề nghiệp: khách quan, cởi mở, nhạy bén và có kiến thức KTMT; Hiểu biết rõ về hoạt động công ty/dự án.

 

 

PGS.TS Lê Trình 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline