Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 13:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Kiểm soát chất lượng nông, lâm sản đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu

Thứ sáu, 30/06/2023 14:06

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn coi việc tuân thủ Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR) không chỉ là để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào thị trường EU, mà còn là cơ hội để đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh. 

Mới đây, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu đã thông qua dự luật ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng. Dự luật có tên chính thức là Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR - EU Deforestation-free Regulation) nhằm cấm nhập khẩu những mặt hàng nông lâm sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020.

Bộ NN&PTNT cho biết, quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR) khi có hiệu lực (dự kiến từ tháng 12/2024) sẽ tác động trực tiếp đến các tác nhân trong các chuỗi cung ứng ngành hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, cao su và cà phê. Các chuỗi cung ứng ngành hàng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để đáp ứng EUDR, đặc biệt trong các vấn đề về dữ liệu định vị, truy xuất nguồn gốc, hệ thống giám sát, phản hồi chống phá rừng.  

Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT coi việc tuân thủ Quy định này không chỉ là để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào thị trường EU, mà còn là cơ hội để đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh. Đồng thời, cần có sự chung tay phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với khu vực tư nhân, các tổ chức trong và ngoài nước để chuẩn bị sẵn sàng thông tin đáp ứng Quy định của EU, duy trì dòng chảy thương mại nông sản bền vững, đảm bảo sinh kế cho nông dân.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng đối với sản xuất nông sản, trong đó có cà phê, vừa là thách thức vừa là cơ hội để cấu trúc lại các mặt nông sản. 

Hiện Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với thị phần khoảng trên 40% khối lượng xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2022 đạt 689.049 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 25,8% về lượng và tăng 45,4% về trị giá so với năm 2021. Mặc dù có nhu cầu cao về cà phê, song EU cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn, khó hơn về chất lượng.

Đặc biệt, để thực hiện Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030, trong tháng 12/2022, EU đã đạt được thoả thuận cấm nhập khẩu một số sản phẩm trong trường hợp được coi là góp phần thúc đẩy nạn phá rừng, trong đó có sản phẩm cà phê. Vì vậy, để ổn định và không biến động thị phần xuất khẩu cà phê sang EU, ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua 

Dự luật mới của Liên minh châu Âu sẽ yêu cầu các công ty đưa ra tuyên bố thẩm định chứng minh chuỗi cung ứng của họ không góp phần vào việc phá rừng trước khi họ bán hàng hóa vào EU và phải chứng minh được thông tin địa lý chính xác về vùng đất xuất xứ của sản phẩm. Việc không tuân thủ có thể bị phạt tới 4% doanh thu của công ty tại một quốc gia của châu Âu.

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, tổng diện tích cà phê ở nước ta là 680.000ha, hầu hết đã trưởng thành. Tuy nhiên, nước ta có 1,2 triệu hộ nông dân trồng cà phê, diện tích 0,5 ha/hộ rất nhiều. Truy xuất nguồn gốc đến tận vườn nhỏ rất khó khăn nếu chiếu theo quy định EUDR. Các bộ ngành phải có cơ sở dữ liệu tạo điều kiện cho truy xuất nguồn gốc. Việc chứng minh nguồn gốc như thế nào theo quy định của EU cũng cần phải được tính đến. Cần có bản đồ rừng từ 31/12/2020 để xác định rõ truy xuất nguồn gốc cà phê. 

Đối với cây cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, cây cao su trồng phải 7 năm mới cho thu hoạch mủ, vì thế, toàn bộ diện tích cao su đã và đang cho thu hoạch hiện nay đều trồng trước ngày quy định về chống phá rừng và suy thoái rừng của EU (31-12-2020). Tổng diện tích trồng cây cao su của Việt Nam khoảng 930.000ha.

EU được xác định là thị trường trọng điểm đối với ngành cao su của Việt Nam. Năm 2022, xuất khẩu cao su thiên nhiên sang EU đạt gần 122 triệu USD, sản phẩm cao su gần 449 triệu USD và gỗ cao su là 51,4 triệu USD. Việc thích ứng với EUDR sẽ là tiền đề để các ngành hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường, đa dạng thị trường xuất khẩu và đạt giá trị gia tăng cao. Việt Nam cần có hệ thống theo dõi để bảo đảm nông sản được sản xuất không liên quan đến mất rừng trong chuỗi cung ứng. 

Doanh nghiệp phải tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và phải truy xuất nguyên liệu gỗ mà doanh nghiệp sử dụng khi xuất khẩu mặt hàng này sang EU. 

Đối với ngành hàng xuất khẩu gỗ, Việt Nam đang thực hiện Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU nhằm tạo khung pháp lý cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu và EU (Hiệp định VPA/FLEGT), trong đó có quy định về pháp lý, về phát triển bền vững ngành gỗ sẽ là điểm mạnh của Việt Nam, cho phép Việt Nam có quy trình quản trị về rừng.  

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết đã thông báo cho các doanh nghiệp về quy định mới của EU. Theo đó, hiệp hội đánh giá các sản phẩm nội, ngoại thất hoặc các loại ván công nghiệp, các sản phẩm khác nữa là các mặt hàng bị điều tiết bởi quy định này. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam không còn tình trạng chuyển đổi đất rừng tự nhiên. Còn những trường hợp chuyển đổi bất hợp pháp không có sản phẩm gỗ xuất sang EU. Quy định mới sẽ không quá gây khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cũng lưu ý, với quy định mới này sẽ khiến các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ có thêm nhiều việc phải làm. Doanh nghiệp phải tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và phải truy xuất nguyên liệu gỗ mà doanh nghiệp sử dụng.

Bộ NN&PTNT nhận định, quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng đối với sản xuất nông sản, trong đó có cà phê, vừa là thách thức vừa là cơ hội để cấu trúc lại các mặt nông sản. Đồng thời là cơ hội để chứng minh với thế giới là Việt Nam thực sự tăng trưởng xanh. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm nông sản là đòi hỏi tất yếu từ thị trường, trong đó có thị trường EU. Từ đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu Vụ Hợp tác Quốc tế sớm trình Bộ trưởng Khung hành động để thực hiện quy định này của EU.  

Trong Khung hành động cần phải nhấn mạnh đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan chức năng và nông dân hiểu rõ quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng khi sản xuất nông sản, trong đó có cà phê. Đặc biệt, Khung hành động phải phân định rõ ràng trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, chính quyền các cấp và người dân để thực hiện quy định của EU. Các cơ quan  tham mưu Bộ điều chỉnh khung hành động, lấy ý kiến của các hiệp hội, ngành hàng để sớm có chương trình triển khai phù hợp với quy định mới của châu Âu. 

 

 

Minh An

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline