Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Khoan đáy đại dương để xác định khả năng cứu thềm băng Nam Cực

Thứ ba, 23/11/2021 13:11

New Zealand - Các nhà khoa học đang xúc tiến dự án khoan sâu khoảng 1km vào đáy biển bên dưới thềm băng Ross lớn nhất của Nam Cực để nghiên cứu xem việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhằm kiềm chế mức nhiệt tăng toàn cầu có giúp tránh được thảm họa tan băng tại khu vực này hay không.

(Ảnh minh họa)

Theo Cơ quan nghiên cứu Nam Cực của New Zealand, dự án nghiên cứu có tên gọi là SWAIS 2C sẽ đánh giá các mức độ phản ứng của thềm băng ở Tây Nam cực (WAIS) nếu nhiệt độ toàn cầu ấm lên 2 độ C dựa trên việc nghiên cứu các trầm tích thu thập được từ trong lòng đại dương. Nghiên cứu sẽ tìm ra cách thức mà lớp băng này biến đổi khi nhiệt độ toàn cầu tăng theo các mức dự kiến trong những thập kỷ tới.

Những thông số địa chất học sẽ cung cấp cơ sở để xác định ngưỡng khí hậu giới hạn để tránh một lượng lớn băng tan chảy, khiến mực nước các đại dương tăng nhiều mét. Cơ quan trên tin rằng nếu tình trạng đó từng xảy ra trong quá khứ thì nó có thể sẽ tái diễn. Thềm băng ở Tây Nam cực chứa lượng băng mà nếu tan chảy có thể khiến nước biển dâng khoảng 4m so với hiện tại.

Đội nghiên cứu SWAIS 2C gồm một số nhà khoa học hàng đầu thế giới về nghiên cứu Nam Cực, trong đó dẫn đầu là nhà khoa học Richard Levy từ Đại học Victoria ở Wellington và Molly Patterson, từ Đại học Binghamton ở Mỹ. Nhà khoa học Levy cho biết đã tập hợp một đội gồm các thợ khoan, kỹ sư, chuyên gia địa chất và các nhà khoa học để thực hiện nghiên cứu. Dự án sẽ giúp đánh giá mức độ băng tan ở thềm băng Tây Nam cực nếu thế giới không đạt được các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Về phần mình, nhà khoa học Patterson cho biết các dữ liệu địa chất học sẽ cung cấp những bằng chứng trực tiếp về tình trạng của thềm băng trong một giai đoạn cụ thể.

Nhóm đầu tiên thuộc dự án SWAIS 2C, thực hiện các khâu chuẩn bị, sẽ xuất phát từ căn cứ chính Scott trong tháng 11 này với lịch trình di chuyển khoảng 1.200km qua thềm băng Ross để tới Siple Coast. Đây là điểm mà băng trên đất liền tiếp xúc với đại dương và bắt đầu nổi trên mặt nước. Sau khi nhóm chuẩn bị hoàn tất việc thiết lập trại khoan, một nhóm nhà khoa học khác sẽ đến khu vực và dự kiến sẽ làm việc trong suốt mùa Hè tại Nam Cực, tức là đến tháng 2/2022. Chiến dịch nghiên cứu thực địa SWAIS 2C dự kiến kéo dài trong 3 năm.

 

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline