Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 07:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Khoa học công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản xuất hoa

Thứ hai, 01/04/2024 14:04

TMO - Bên cạnh các cây trồng công nghiệp chủ lực, trồng hoa, cây cảnh được xem là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Những năm qua, địa phương này đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, qua đó nâng cao chất lượng hoa cung ứng cho thị trường.

Tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 977.395 ha, khí hậu ôn hoà quanh năm, tài nguyên thực vật rất phong phú. Bên cạnh các cây công ngiệp chủ lực như cà phê, chè, điều, dâu tằm…thì ngành sản xuất hoa được xem là thế mạnh của địa phương này, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo Hiệp hội hoa Đà Lạt, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 9.300ha trồng hoa, trong đó gần 3.000ha canh tác theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, tổng sản lượng hoa đạt 3,658 tỷ cành/năm. Mục tiêu của ngành nông nghiệp Lâm Đồng đến năm 2025 diện tích canh tác hoa đạt 11.300 ha, tăng khoảng 2.000 ha so với hiện nay. Vùng sản xuất hoa tập trung chủ yếu tại thành phố Ðà Lạt, địa phương sản xuất hoa chủ lực của tỉnh, với gần 60% diện tích và 62,5% sản lượng. 

Những năm trở lại đây, ngành trồng hoa, cây cảnh, lá trang trí tại Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều vùng chuyên canh lớn, tập trung hình thành các doanh nghiệp sản xuất quy mô và nông dân sản xuất theo quy trình nông nghiệp công nghệ cao. Để tiếp tục phát triển ngành hoa, hàng năm tỉnh Lâm Đồng huy động nguồn lực để triển khai mô hình điểm công nghệ mới, tiên tiến về giống (của các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...), công nghệ nhà kính hiện đại (của Israel, Pháp, Hà Lan); công nghệ IoT cảm biến về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng (của các nước Châu Âu, Nhật Bản).

Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng còn quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao, phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác như: công nghệ thông minh quản lý trang trại, tưới nước tiết kiệm gắn với châm phân tự động…. Qua đó, toàn tỉnh có 3.166 ha canh tác hoa đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hơn 277 ha ứng dụng IoT. Tại Lâm Đồng, một số đơn vị tổ chức tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hoa xuất khẩu đã mang đến nhiều sự thay đổi trong ngành hoa xuất khẩu.

Lâm Đồng hiện có gần 3.000ha hoa canh tác theo mô hình ứng dụng công nghệ cao. (Ảnh: LV). 

Ðể sản xuất được những cành hoa cao cấp, trong mỗi nhà kính trang trại của đơn vị đó thường được trang bị thiết bị cảm biến, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh qua internet; chế độ hoạt động được lập trình sẵn, khi nhiệt độ vượt hoặc thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn, màng chắn sẽ tự động đóng/mở; máy tưới phun sương tự nhận biết chế độ ẩm để tưới tự động. Hệ thống quản lý số trên dòng thời gian thực cũng được các đơn vị ứng dụng, bảo đảm từng cá nhân trong toàn công ty xác định rõ nhiệm vụ, thực hiện từng công việc đúng thời gian quy định. Những quy trình, công nghệ và kỹ thuật trồng hoa tiên tiến nhất châu Âu đã được đơn vị áp dụng trên các nông trại; quy trình trồng, chăm sóc hoa được tổ chức tự động hóa

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 92,5% diện tích sản xuất hoa đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa khẩu sản xuất như gieo ươm tự động trên giá thể, ứng dụng IoT quản lý đồng bộ, điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, nước tưới, dinh dưỡng thông qua hệ thống cảm biến kết nối với hệ thống computer, điện thoại thông minh. Công nghệ nhà kính tại tỉnh Lâm Đồng hiện có 2.435,5ha (50ha nhập khẩu có giá trị trên 20 tỉ đồng/ha) và 288,6ha nhà lưới; diện tích ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt kết hợp châm phân tự động đạt 2.901ha.

Cũng theo Hiệp hội Hoa Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quy hoạch 3 vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao với quy mô 388,22ha, gồm 2 vùng/308ha tại TP Đà Lạt và 1 vùng/80,22ha tại huyện Đức Trọng. Năm 2023, toàn tỉnh có hơn 277 ha ứng dụng IoT quản lý điều khiển tự động về độ ẩm, nhiệt độ, pH, ánh sáng, nước tưới, dinh dưỡng… thông qua hệ thống cảm biến kết nối với hệ thống computer, điện thoại thông minh. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác hoa ứng dụng công nghệ IoT đạt 3-5 tỷ đồng/ha/năm.

Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác hoa toàn tỉnh khoảng 3.900 - 4.000 ha, tương ứng diện tích gieo trồng 11.500 - 12.000 ha, sản lượng khoảng 4,5 tỷ cành và 500 triệu chậu. Trong đó các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh…gắn phát triển doanh nghiệp, trang trại công nghệ cao với mở rộng diện tích gieo trồng các loại hoa cắt cành cao cấp 1.500 ha, các loại hoa chậu có thế mạnh như lan hồ điệp, lan vũ nữ, thu hải đường... khoảng 1.774 ha, sản lượng trên 500 triệu chậu, tỉnh Lâm Đồng xây dựng và phát triển ít nhất 30 chuỗi hoa, sản lượng tiêu thụ 2,2 tỷ cành, chiếm 50% tổng sản lượng hoa toàn tỉnh; trong đó xuất khẩu chiếm 20%, nâng tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 217 triệu USD.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa mang lại những hiệu quả tích cực cho người nông dân tỉnh Lâm Đồng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ xuất khẩu sang nước ngoài. Nhiều chuyên gia cho rằng, để nghề trồng hoa ở Lâm Ðồng phát triển bền vững, đạt giá trị cao, yếu tố quan trọng nhất chính là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.

 

 

 Tuấn Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline