Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Khám phá những lễ hội Xuân đặc sắc tại Ninh Bình

Thứ ba, 10/01/2023 02:01

TMO - Ninh Bình là địa phương có nhiều địa điểm du lịch cũng như nhiều lễ hội đặc sắc trong dịp đầu Xuân năm mới. Những lễ hội này vừa mang nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa thể hiện được vẻ đẹp cảnh sắc mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Lễ hội chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là công trình lớn, đồ sộ nhất ở Ninh Bình với nhiều kỷ lục được công nhận tầm cỡ quốc gia và Đông Nam Á. Chùa có diện tích rộng với nhiều hạng mục như khu chùa Bái Đính cổ tự, Điện Tam Thế, Bảo Tháp, Tháp Chuông,... 

Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu từ chiều ngày mùng 1 Tết. Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công lao của các vị anh hùng dân tộc nước nhà, cầu cho quốc thái dân an. Lễ hội khai mạc chính thức là vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài cho tới tháng 3.

Lễ hội chùa Bái Đính khai mạc chính thức là vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài cho tới tháng 3.

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ bao gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, cúng bái tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần núi Cao Sơn và chầu Thánh Mẫu Cao Sơn. Bắt đầu lễ hội là nghi thức rước kiệu, mang bài vị của thần Cao Sơn, Đức thánh Nguyễn Minh Không và Bà Chúa Thượng Ngàn từ khu vực chùa cũ ra chùa mới để tiến hành nghi lễ chính.

Phần hội của chùa Bái Đính là các tiết mục văn hóa, vãn cảnh nhà chùa, tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát chèo nghệ thuật Ninh Bình, tái hiện lại lễ đăng đàn xã tắc của vua Đinh Tiên Hoàng và lễ tế cờ của vua Quang Trung trước khi lâm trận. Những ngày này, các tăng ni phật tử trong chùa cũng như những người hành hương sẽ đến đây cùng nhau cầu nguyện cho một đất nước yên ấm, hòa bình và thịnh vượng.

Lễ hội Hoa Lư

Lễ hội Cố Đô Hoa Lư hay còn gọi là lễ hội Trường Yên là một lễ hội truyền thống được tổ chức ngay tại Cố Đô Hoa Lư. Lễ hội này được tổ chức thường niên vào ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 âm lịch.

Lễ rước bài vị của vua Lê, vua Đinh được diễn ra hoành tráng với đội ngũ rước lễ và đoàn kèn trống âm vang. Đại lễ gồm có lễ rước nước, lễ dâng hương, lễ tưởng niệm và lễ hội thả hoa đăng. Phần hội bao gồm những trò chơi dân gian thú vị, thu hút nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch đến tham gia.

Các trò chơi dân gian chủ yếu là đấu cờ người, kéo co hay múa rối nước, ngoài ra còn có hoạt động thi đấu các môn thể thao như đấu vật dân tộc, thi thư pháp, đấu bóng chuyền và thưởng thức các tiết mục dân gian đặc biệt. Phần được yêu thích nhất trong đại lễ chính là lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông Sào Khê, đây là nghi lễ hấp dẫn nhất được tổ chức vào buổi tối. Những ngọn đèn hoa đăng lấp lánh ánh nến trôi bồng bềnh trên dòng nước mang theo những điều ước của bao nhiêu con người về một tương lai mới tươi đẹp hơn.

Lễ hội Tràng An

Lễ hội Tràng An thường được diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch, đây là một lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh, quảng bá, mở rộng du lịch Tràng An ra tầm cỡ thế giới. Lễ hội truyền thống Tràng An mở ra để tưởng nhớ công lao của Đức thánh Quý Minh Đại Vương, người đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc dân tộc. Trong những ngày lễ hội trọng đại, người dân nơi đây tụ hội về để tiến hành các đại lễ dâng hương, rước kiệu nhằm cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Lễ hội Tràng An thường được diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch nhằm quảng bá mở rộng du lịch Tràng An ra thế giới.

Đặc biệt nhất chính là nghi thức rước nước với thuyền rồng trên sông nhằm tỏ ý nhắc nhở con người ta phải biết uống nước nhớ nguồn. Du khách đến với Tràng An mùa lễ hội này sẽ được ngồi thuyền vãn cảnh, thưởng thức các làn điệu dân ca do các nghệ nhân của nhiều dân tộc, vùng miền khác nhau được mời đến biểu diễn; ngắm nhìn khung cảnh núi non hữu tình cũng như được trải mình trong chốn bồng lai tiên cảnh. 

Lễ hội Đền Thái Vi

Đền Thái Vi hiện ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Đền thờ 4 vị vua đời Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Hiển Từ Hoàng Thái Hậu.

Lễ hội đền Thái Vi là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân Ninh Hải nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Trần. Ảnh: XL 

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân Ninh Hải nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Trần, đặc biệt là vua Trần Thái Tông- người đã có công chiêu dân, lập ấp ở xã Ninh Hải. Lễ hội thường được diễn ra từ ngày 14 đến hết ngày 16 tháng 3 âm lịch, chính hội là ngày rằm tháng ba, cứ 3 năm một lần, nhân dân trong vùng lại tổ chức hội lớn (hội tổng).

Qua đó, cứ vào sáng 15/3 âm lịch là ngày chính hội, các đồ tế khí được mang ra, lau chùi sạch sẽ, rước đặt ở sân rồng cùng các lễ vật khác. Ngoài ra, có làm một chiếc bánh dày to bằng chiếc mâm, trên bánh có vẽ hình một con chim phượng hoàng rất đẹp…Đặc biệt, phải có mâm xôi trắng tượng trưng cho sự thanh bạch, cao khiết. 

Lễ hội Đền Đức Thánh Nguyễn

Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn diễn ra từ ngày mùng 8 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Nguyễn Minh Không, ông được triều đình nhà Lý phong là Lý Quốc Sư ( vị cao tăng có chức vị đứng đầu triều nhà Lý trong lịch sử Việt Nam ). Ông có nhiều công lớn trong việc chữa bệnh cho vua Lý và nhân dân. Ngoài ra, ông còn có công tìm hiểu kỹ thuật nung, pha chế đồng để phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của nền văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ.

Trong phần lễ chính có tục rước nước từ sông Hoàng Long về đền, tế lục khúc, tế nam quan, … Riêng phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian kéo co, cờ 32 quân, chọi gà,… Đền thờ Đức Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An, xưa ( nay thuộc 2 xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn ). 

 

 

Minh Anh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline