Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 10:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Khám phá nghề in khắc mộc bản Thanh Liễu

Thứ tư, 17/07/2024 14:07

TMO - Làng Thanh Liễu (thuộc phương Tân Hưng, TP.Hải Dương) là gốc rễ của nghề in mộc bản Việt Nam. Làng nghề truyền thống này có tuổi đời gần 600 năm. Nơi đây đã từng khắc và in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. 

Trong quá trình hình thành, phát triển, làng Thanh Liễu đã khắc in được rất nhiều sản phẩm đa dạng như kinh sách, thơ văn, tranh trang trí, phù, bùa, ấn, giấy tiền vàng mã...Đặc biệt, bằng kỹ thuật khắc mộc bản – khắc gỗ tinh xảo của làng đã tạo ra 3 khối mộc bản được UNESCO công nhận. Đó là là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương - mộc bản triều Nguyễn, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và mộc bản trường học Phúc Giang. Hiện nay, chỉ còn rất ít gia đình tại làng tiếp tục kế thừa, phát triển nghề truyền thống khắc mộc bản.

Theo lời kể của một số nghệ nhân của làng, để làm mộc bản người thợ phải cẩn thận từng khâu, từ chọn gỗ đến khắc chữ, hòa mực, lăn mực đến in trên giấy để được bản in đẹp, sinh động nhất. Gỗ được chọn phải mềm như gỗ thừng mực, gỗ thị hay gỗ vàng tâm. Gỗ lấy về phải trải qua nhiều công đoạn như xẻ gỗ, phơi gỗ khi nào đủ tiêu chuẩn mới có thể khắc chữ nổi lên trên để thành một bản in hoàn chỉnh.

Du khách trải nghiệm về kỹ thuật in khắc mộc bản tại làng Thanh Liễu. Ảnh: NL.   

Giấy in phải chọn loại giấy dó, giấy xuyến mới đảm bảo chất lượng của bản in. Sau đó, bản in được lăn bằng mực Tàu, dán giấy lên rồi lăn nhẹ đều tay, để một vài phút cho khô mực, mới có bản in hoàn chỉnh. Mỗi một công đoạn, người thợ phải làm cẩn thận, từng bước theo quy trình thì bản in vừa rõ nét, không bị phai, nhòe.

Dụng cụ đặc biệt trong nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu là dao ngang. Cán dao sẽ được làm bằng sừng trâu hoặc gỗ lim, gỗ nghiến tiện tròn, xẻ rãnh ở giữa kẹp thân dao, thân dao dài 20 - 25cm. Lưỡi dao được mài cong khuyết hình lưỡi liềm. Để có những nét chữ, nét mác, nét phẩy, nét sổ… họa tiết tinh xảo, đầu mũi dao phải được mài thật sắc. Gần như công đoạn trong khắc mộc bản, khắc tranh, ấn trện đều sử dụng con dao ngang này. 

Trung bình mỗi bản khắc mộc bản một nghệ nhân phải mất 3-5 ngày mới hoàn chỉnh. Tuy nhiên nhiều bản khắc gỗ phải mất vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ và chủ đề. Nhiều bản khắc mộc bản với con chữ chỉ bé bằng hạt gạ, do đó nếu người thợ không được học bài bản thì khó có thể khắc được hoàn chỉnh.

Trải qua hàng trăm năm, nghề khắc mộc bản của làng Thanh Liễu đã lưu giữ, in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. Ảnh: BHD.

Muốn làm nghề khắc mộc bản phải học việc trung bình ba năm. Người thợ khắc mộc bản phải thuộc chữ Hán, hiểu luật viết, nhận dạng các chữ in ngược, vì bản khắc chữ ngược khi in mới được chữ xuôi. Vì vậy, nghề mộc bản phần lớn được kế thừa theo gia truyền, dòng họ.

Để khắc được kinh sách thương phải là thợ giỏi. Theo lời kể của một số nghệ nhân trong vùng, vào cuối thời Nguyễn, ở hai làng Liễu Tràng, Thanh Liễu có hàng trăm thợ khắc mộc bản nhưng chỉ có khoảng 20 người đủ trình độ khắc kinh sách. Những thợ giỏi này sau khi hoàn thành một công trình in ấn sẽ được nhà nước phong kiến hậu đãi và phong hàm cửu phẩm.

Trải qua hàng trăm năm, nghề khắc mộc bản của làng Thanh Liễu đã lưu giữ, in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. Nhiều bản khắc gỗ vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.  Trước đó, từ khoảng năm 1940, nghề in khắc mộc bản ở làng Thanh Liễu rất phát triển, hầu như các gia đình đều làm nghề. Người làng tới các chùa chiền, nhà xuất bản nhận kinh, sách về làm tại nhà, từ đầu làng đến cuối làng đâu đâu cũng nghe thấy tiếng gõ đục.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nghề truyền thống khác, nghề in khắc mộc bản ở Thanh Liễu hiện cũng đối mặt với nguy cơ bị mai một khi chỉ còn một vài hộ gia đình gắn bó với nghề truyền thống này. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, nhiều người chỉ cần biết một chút kỹ thuật trên máy tính là có thể có bản in hoàn chỉnh. Vì vậy, nghề khắc gỗ mộc bản rất khó cạnh tranh trên thị trường và dễ bị mai một. Do đó cần có những phương án để bảo tồn làng nghề thủ công, đầy ý nghĩa này.

 

 

Hoàng Ngân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline