Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 16:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Khám phá nghề dệt thổ cẩm Nà Sự

Thứ năm, 26/12/2024 06:12

TMO - Hòa theo nhịp sống hiện đại, nghề thêu, dệt truyền thống của dân tộc Thái trắng thuộc bản Nà Sự (xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) dần mai một, ít người làm. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cùng với việc phát triển du lịch, lấy các nét văn hóa truyền thống làm sản phẩm dịch vụ để phục vụ du khách nên nghề dệt dần được khôi phục.

Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với người phụ nữ Thái trắng từ lâu đời. Mặc dù trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc nghề dệt thổ cẩm đã có thời gian bị lãng quên, tuy nhiên nhờ sự bảo tồn và “đánh thức” trong phát triển du lịch, nghề dệt thổ cẩm một lần nữa được “sống lại”.

Nà Sự là bản du lịch cộng đồng thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), được hình thành và đi vào hoạt động khoảng 2 năm. Nhờ phát triển du lịch, nhiều nghề truyền thống dần phục hồi trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Bản Nà Sự là nơi cư trú, sinh sống của đồng bào dân tộc Thái trắng với hơn 100 hộ dân còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc như: Trang phục, kết cấu nhà sàn, nghề thủ công, lễ tết truyền thống…

Từ khi phát triển du lịch, những khung cửi phủ bụi ở bản Nà Sự đã được dọn sạch, tiếng lạch cạch se sợi, dệt vải dưới hiên nhà sàn lại vang lên hàng ngày, trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách tới khám phá, trải nghiệm. Theo chia sẻ của một số cao niên trong bản, phụ nữ trong bản đa số đều biết làm. Trước kia do nhu cầu không lớn, không có đầu ra nên phụ nữ chỉ làm để phục vụ gia đình.

Phần lớn phụ nữ tại bản Nà Sự đều biết dệt thổ cẩm. (Ảnh minh hoạ). 

Một vài năm trở lại đây, cùng với việc phát triển các homestay và dịch vụ trải nghiệm, bán đồ lưu niệm cho khách du lịch nên nghề dệt dần phục hồi và phát triển. Các đồ vật dụng được làm từ thổ cẩm, sử dụng tại các điểm lưu trú ngủ nghỉ trong bản khiến du khách rất thích thú. Để có thể làm thành sản phẩm hoàn thiện cần trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ.

Theo chia sẻ của một số người thợ dệt thổ cẩm lâu năm, thông thường bông sau khi được xe thành sợi sẽ bắt đầu nhuộm, màu sắc thuốc nhuộm phụ thuộc vào các nguyên liệu tự nhiên sẵn có. Hoa văn được dệt, thêu trên các sản phẩm thổ cẩm đa dạng như lá cây, quả trám, các loài hoa… gắn bó với đời sống hàng ngày.

Việc phối trộn màu sắc cũng cẩn thận, tỉ mỉ, màu sắc hoa văn thổ cẩm người Thái trắng Nà Sự thường được cách điệu với các màu đối lập, tạo sự tương phản rõ nét các chi tiết nhưng hài hòa về tổng thể. Để tiết kiệm thời gian, sợi thường được thu mua sẵn, khi sử dụng tùy thuộc vào sản phẩm sẽ tiến hành nhuộm màu, dệt vải.

Thời điểm hiện tại các sản phẩm dệt đa số là dệt ga trải giường, vỏ gối, vỏ chăn, túi đeo thổ cẩm. Các sản phẩm sẽ được các homestay thu mua phục vụ du khách hoặc bán cho các thương lái ở các tỉnh Lai Châu, Hà Giang…

Những bàn tay khéo léo đã mang đến những sản phẩm thổ cẩm được du khách yêu thích. (Ảnh minh hoạ). 

Một khung cửi thường rộng gần 40cm, chiều dài giao động từ 50 - 60m. Nếu chú tâm, tập trung làm chỉ mất khoảng 3 tuần là dệt xong, làm tranh thủ lúc nông nhàn thì mất cả tháng. Tùy thuộc vào sản phẩm, mẫu mã, độ khó sẽ quyết định giá cả của thổ cẩm. Thông thường giá ga, gối, vỏ chăn giao động từ 250.000 - 600.000 đồng/sản phẩm.

Được biết, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, địa phương đã triển khai dự án phát triển du lịch cộng đồng tại bản Nà Sự. Trong đó tập trung vào việc cải tạo cảnh quan, đường điện, nơi ăn nghỉ và các dịch vụ truyền thống để tăng trải nghiệm cho du khách.

Riêng nếp nhà sàn trong bản vẫn được giữ nguyên theo bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, bà con trong bản đã đoàn kết và góp sức làm cọn nước bên khu vực suối để tạo thành điểm nhấn, biểu tượng của du lịch Nà Sự. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng vận động nhân dân trong bản bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống như nghề may dệt thổ cẩm, mây tre đan, các sản phẩm nông sản nhằm tạo nên sản phẩm du lịch, tăng thu nhập cho người dân trong bản.

Nhờ có sự khác biệt từ phong cảnh thiên nhiên, nét văn hóa đặc trưng trong trang phục, ẩm thực, nghề dệt thổ cẩm truyền thống…đã tạo nên điểm đặc sắc của du lịch Nà Sự. Đây sẽ là điểm dừng chân hấp dẫn trên cung đường chinh phục Điện Biên cho mỗi du khách.

 

Thuý Loan

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline