Hotline: 0941068156

Thứ tư, 23/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ tư, 23/04/2025

Khám phá nét độc đáo của nền văn hóa Óc Eo

Thứ bảy, 22/02/2025 06:02

TMO - Văn hóa Óc Eo là một nội dung văn hóa - khoa học lớn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ xưa, có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ. Nền văn hoá này mang những nét độc đáo, sống động, hơn thế nữa Óc Eo đi vào lịch sử khảo cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa đầy hấp dẫn.

Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước - con người ở vùng đồng bằng - châu thổ hạ lưu sông Mekong; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ. Những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.

Văn hóa Óc Eo được biết đến từ sau cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret thực hiện vào năm 1944. Kể từ đó đến nay, Óc Eo – Ba Thê trở thành khu di tích khảo cổ học nổi tiếng không chỉ ở vùng Nam Bộ – Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Trong nhiều thập kỷ qua, các cuộc khai quật ở đây đã đưa ra ánh sáng khối lượng lớn di tích, di vật minh chứng sinh động cho lịch sử hình thành và phát triển của nền văn hóa Óc Eo, minh chứng Óc Eo là một trung tâm đô thị lớn, sầm uất và nổi tiếng bậc nhất của Vương quốc Phù Nam.

Qua nhiều giai đoạn, các nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và tìm kiếm  được nhiều  di tích kiến trúc cổ và những di vật có liên quan tại nhiều điểm rải rác trên toàn Nam Bộ, trên cơ sở đó ghi nhận một số địa điểm có vết tích khảo cổ học trong vùng Ba Thê.

Ngay từ đầu thế kỷ 20, những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo-Ba Thê thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Do sự phong phú của loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…

Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, một số chuyên gia cho rằng cánh đồng Óc Eo là một thành thị cổ và đặt tên là thành thị Óc Eo hay thị cảng Óc Eo, có diện tích rộng tới 450ha với một tiền cảng có tên là Tà Keo, cách Óc Eo 12km về phía Tây Nam.

Du khách tham quan, tìm hiểu về nền văn hoá Óc Eo. (Ảnh: BND). 

Vùng này không chỉ có hình ảnh của một đô thị quy củ mà còn có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo-văn hóa lớn với 3 cụm quần thể kiến trúc là Vùng Linh Sơn Tự, vùng Đông Bắc núi Ba Thê và vùng Giồng Cát, Giồng Xoài.

Trong các cuộc khảo sát và khai quật đã tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo các loại tượng to nhỏ, nhẫn, hoa tai, hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, con dấu, bùa đeo, công cụ bằng đồng và bằng đá; các loại hiện vật bằng đất nung như dọi xe sợi, bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò… Các sưu tập hiện vật của Óc Eo thể hiện tính phong phú và đa dạng của nền văn hóa này; tính bản địa, sự giao thoa và đan xen giữa các nền văn hóa trong khu vực cũng như với các vùng khác.

Theo đánh giá của chuyên gia các di tích lịch sử-văn hóa tại tỉnh An Giang là nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng và sức hấp dẫn mạnh mẽ, hoàn toàn có thể được khai thác và từng bước trở thành một sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương mà không một nơi nào có được.

Do đó, với sự đa dạng, hấp dẫn, ngay từ năm 2005 Khu di tích Óc Eo-Ba Thê, chính thức đưa vào khai thác phục vụ du lịch với các điểm đón khách đến di tích nằm rải rác quanh thị trấn và bao bọc núi Ba Thê như: di tích Gò Cây Thị, di tích Nam Linh Sơn Tự, khu Nhà Trưng Bày Cổ Vật Óc Eo trên đỉnh núi, chùa Phật Bốn tay… Khu di tích Óc Eo-Ba Thê trở thành điểm đến được nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là đối với những người yêu thích khảo cổ và mong muốn tìm hiểu chi tiết về nền văn hoá đặc sắc này.

 

Trúc Vân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline