Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Khám phá món ăn độc đáo từ hoa ban

Thứ năm, 16/03/2023 08:03

TMO - Hoa ban không chỉ mang vẻ đẹp tinh khiết, tượng trưng cho núi rừng hoang sơ mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người Thái ở Sơn La còn trở thành những món ăn đặc sắc.

Đến Sơn La mùa này, du khách có thể bắt gặp khung cảnh hoa ban nở trắng khắp các triền đồi, cung đèo, con đường của huyện. Hoa ban là loại hoa gắn liền với hình ảnh của núi rừng Tây Bắc, bắt đầu vào khoảng tháng 3 hàng năm. Ngoài tham quan, chụp ảnh, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn từ loại hoa này.

Hoa ban thường kết hợp với măng đắng, rau cải hoặc các loại xương, thịt được pha trộn thêm gia vị đặc trưng như mắc khén, tỏi, ớt, sả và các loại rau thơm. Việc pha trộn gia vị trong từng món cũng khác nhau nhằm tạo nên hương vị đặc trưng riêng.

Nộm hoa ban là món ăn phổ biến nhất, để chế biến món ăn này chuẩn vị người Thái, ngoài nguyên liệu chính là hoa ban, cần phải có măng đắng, riềng, tỏi, ớt, gừng, lạc, mắc khén, mùi tàu, rau húng. Theo đó, hoa ban sau khi hái về, rửa sạch, trần qua nước sôi để ráo nước rồi trộn cùng với các loại rau thơm thái nhỏ, thêm gia vị chua, cay, mặn, ngọt vừa đủ, đảo đều cho ngấm là có thể thưởng thức. Mùa hoa ban cũng là mùa măng đắng vào vụ rộ, từ đây hoa ban được đồng bào Thái kết hợp với măng đắng thành món nộm, món xào, món canh. 

Nộm hoa ban là món ăn phổ biến nhất khi kết hợp hoa ban với nhiều loại rau rừng, gia vị khác. 

Bên cạnh đó, hoa ban cũng là nguyên liệu thường dùng để xào cùng thịt bò, món ăn này có nguyên liệu và cách chế biến đơn giản hơn nộm. Hoa ban chọn bông to, cánh còn tươi kèm nụ, rửa sạch để ráo nước và xào sơ cùng tỏi băm sau đó để riêng. Thịt bò xào chín tới sau đó thêm hoa ban vào, đảo đều tay trên bếp lửa to, thêm hành lá, mùi tàu và chút gia vị.

Để có hoa ban ăn quanh năm, khi mùa ban về, bà con thường lên nương, ra đồi hái ban về đem rửa sạch, đồ chín rồi phơi khô tích trữ. Khi ăn, hoa ban khô được mang ra ngâm với nước sôi cho nở rồi mới chế biến. Với người Thái ở Sơn La, hoa ban cũng như măng rừng, là món quà quý được thiên nhiên ban tặng nên được bà con trân quý.

 

 

Thanh Đào 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline