Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 19:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Khám phá làng du lịch cộng đồng ở Phiêng Phàng

Chủ nhật, 07/07/2024 07:07

TMO - Nằm ở lưng chừng đỉnh Pù Lầu của dãy Phja Bjoóc, thôn Phiêng Phàng (xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao Quế Lâm. Bản làng này đã trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của khách du lịch khi muốn tìm về sự yên bình nơi thôn quê, rừng núi.

Phiêng Phàng là thôn vùng cao, cách trung tâm xã Yến Dương, huyện Ba Bể khoảng 7 km. Nơi đây vẫn còn giữ được sự mộc mạc, giàu bản sắc văn hóa của đồng bào Dao đỏ với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ nguyên vẹn. Trước đây nơi này từng là thôn vùng cao khó khăn nhất của xã Yến Dương, tuy nhiên những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, đồng bào Dao Quế Lâm ở Phiêng Phàng đã dần thay đổi cách làm kinh tế, chú trọng phát triển du lịch bản địa, từ đó nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Nơi núi Pù Lầu, thôn Phiêng Phàng hiện lên mờ ảo trong sương. Men theo rừng trúc bạt ngàn, những ngôi nhà lúc ẩn lúc hiện. Phiêng Phàng có rừng trúc đẹp như trong phim kiếm hiệp, có thác nước quanh năm tung bọt trắng xoá. Phiêng Phàng cũng có những thửa ruộng bậc thang trồng giống lúa nếp Tài ngon nức tiếng, dưới khe là những trại cá hồi, cá tầm tấp nập khách ghé thăm.

Khách du lịch trải nghiệm làm những món ăn truyền thống từ gạo nếp Tài cùng bà con trong thôn Phiêng Phàng. Ảnh: HL.

Không chỉ có cảnh sách thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, nét văn hoá độc đáo của người Dao Quế Lâm vẫn luôn được dân bản giữ gìn. Du khách đến Phiêng Phàng sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục với hoa văn, họa tiết cầu kỳ, tinh xảo. Đến dịp bà con vào vụ thu hoạch, du khách cũng sẽ được tìm hiểu lễ mừng lúa mới rất đặc sắc của bà con nơi đây.

Bên cạnh đó du khách sẽ được đón tiếp nồng nhiệt bởi những người dân thân thiện, khám phá những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, thưởng thức món ăn ẩm thực tinh tuý và được hòa mình vào những bài ca, điệu múa truyền thống của người Dao…Cùng với đó, Phiêng Phàng còn có rất nhiều địa điểm du khách có thể tham quan, trải nghiệm. Một trong số đó là tham gia lao động, sản xuất cùng người dân trên thửa ruộng bậc thang uốn lượn như những cung đàn, nốt nhạc bên những sườn đồi.

Đến du lịch tại Phiêng Phàng mùa nào cũng đẹp. Nếu du khách đến Phiêng Phàng vào tầm tháng 7 - 9 hằng năm, du khách sẽ được tham quan cánh đồng lúa nếp Tài được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, chắt lọc những tinh túy của đất, của nước để hình thành những “hạt ngọc của trời”. Còn vào khoảng thời gian cuối tháng 11, đầu tháng 12, lúa nếp Tài bắt đầu nặng trĩu bông, chờ ngày thu hoạch. Đến Phiêng Phàng vào thời gian này, du khách sẽ được trải nghiệm công việc thu hoạch lúa thủ công, làm cốm, gói bánh cốm từ gạo nếp Tài với bà con nơi đây.

Rừng trúc thôn Phiêng Phàng trở thành góc “check-in” đặc biệt của nơi này. (Ảnh internet). 

Đặc biệt hơn, du khách sẽ được khám phá, hoà mình với thiên nhiên cùng rừng rúc xanh ngút ngàn, tạo nên bởi những hàng trúc thẳng tắp. Nhiều du khách đến đây đã ví rừng trúc như bối cảnh của phim kiếm hiệp. Du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, cảnh sắc tươi đẹp, mà còn khám phá được nhiều góc chụp ảnh vô cùng đẹp mắt.

Qua rừng trúc, du khách đến thác Pù Lầu cao gần 100m, với dòng nước từ trên đỉnh núi đổ xuống mát lạnh, vắt trên phiến đá phủ đầy rêu xanh. Đến đây, du khách có thêm những trải nghiệm thú vị bên làn nước mát lạnh ngay dưới chân thác.

Từ thác nước, du khách tiếp tục đi xuyên qua rừng trúc đến tham quan những bể nuôi cá tầm, cá hồi trên đỉnh Phiêng Phàng. Nơi đây, tận dụng nguồn nước trong, mát lạnh của suối Pù Lầu, người dân Phiêng Phàng đã xây những bể nuôi cá tầm, cá hồi từ những năm 2020-2021 và làm dịch vụ nhà hàng, phục vụ các món ẩm thực tươi ngon cho du khách. Vì vậy, đến Pù Lầu, Phiêng Phàng, ngoài hòa mình với thiên nhiên, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ những con cá tươi ngon do khách tự lựa chọn từ những bể cá này.

Du lịch sinh thái tại thôn Phiêng Phàng đang góp phần mang đến cho du khách thêm nhiều trải nghiệm thú vị, từ đó mở thêm nhiều cơ hội để Phiêng Phàng được phát triển mạnh mẽ hơn. Trước xu thế phát triển du lịch sinh thái mạnh mẽ như hiện nay thì điểm du lịch cộng đồng thôn Phiêng Phàng là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với thiên nhiên, đất trời của nơi này.

 

 

Thu Nguyệt

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline