Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Khám phá Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên

Thứ hai, 28/02/2022 15:02

TMO - Theo đánh giá của Viện Sinh thái học miền Nam, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang (tỉnh Lâm Đồng) là một trong những trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Khu vực này có sự đa dạng cao về loài, với nhiều loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Khu Dự trữ sinh quyển Langbiang là Khu dự trữ đầu tiên ở Tây Nguyên và là Khu dự trữ sinh quyển thứ 9 của Việt Nam, được UNESCO công nhận ngày 9/6/2015 tại Paris, Cộng hòa Pháp. 

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang sở hữu sự đa dạng về loài với nhiều loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ

Với diện tích 275.439ha, Langbiang nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, được chia thành 3 vùng, gồm: vùng lõi có diện tích 34.943 ha, nằm trọn trong Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà- một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam; vùng đệm có diện tích 72.232 ha, nằm bao quanh vùng lõi, ở đây có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi và vùng chuyển tiếp có diện tích 168.264 ha, nằm ở ngoài cùng Khu dự trữ sinh quyển, tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên.

Với đặc trưng là sự phong phú về thảm thực vật, trong độ cao từ 650m-2.300m, Langbiang có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy sinh. Các sinh cảnh rừng tại đây vẫn còn có cấu trúc 3 tầng rừng, chứa đựng đầy đủ các sinh cảnh rừng tự nhiên, là nơi cư trú, kiếm ăn của động vật hoang dã.

Ngoài ra, sự đa dạng về sinh cảnh tự nhiên với các loại rừng hỗn giao gỗ-lồ ô, rừng cây bụi, trảng cỏ đã góp phần tạo nên sự phong phú các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng và các loài thực vật. Các sinh cảnh đất ngập nước như hồ, sông, suối xen kẽ với rừng vừa tạo cảnh quan đẹp, tạo sự chuyển tiếp các hệ sinh thái, đồng thời là nơi phân bố của các loài cá và các sinh vật thủy sinh khác.

Loài thông hai lá dẹt đặc hữu chỉ có tại Vườn quốc gia Bidoup

Nhờ hệ sinh thái phong phú, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang là nơi cư trú của 1.940 loài thực vật. Những loài đặc biệt quý hiếm có thể kể đến là thông hai lá dẹt (duy nhất trên thế giới chỉ có ở Bidoup-Núi Bà), pơmu, thông đỏ, thông 5 lá Ðà Lạt. Riêng họ lan có 297 loài, biến Langbiang trở thành thủ phủ hoa lan của Việt Nam. Về động vật, tổng cộng có 89 loài thú, 247 loài chim, 46 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 30 loài cá và 335 loài côn trùng được ghi nhận tại Khu dự trữ sinh quyển LangBiang.

 Loài vượn đặc hữu tại Khu dự trữ sinh quyển Langbiang. Ảnh: Báo ảnh Việt 

Các giá trị đa dạng sinh học nổi bật tại đây rất quan trọng và mang tính toàn cầu. Các nhà khoa học đã ghi nhận khu vực này có 153 loài động thực vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 154 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2010). Trong số đó có 5 loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu như hổ Đông Dương, voọc đen, vượn đen má vàng, bò rừng bizon Ấn Độ và khỉ lá vàng Đông Dương. Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) cũng đã xác định nơi đây là khu vực ưu tiên bảo tồn số 1 (Khu vực SA3) trong Chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn của Việt Nam.

Theo tỉnh Lâm Đồng, việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với tỉnh nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung trong việc duy trì các chức năng của một khu dự trữ sinh quyển mang tầm thế giới. Vì vậy, quản lý và bảo vệ có hiệu quả  hệ sinh thái đa dạng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại miền đất Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang; tăng cường các hoạt động truyền thông, triển khai nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học.

Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang ưu tiên đảm bảo hài hòa giữa con người và sinh quyển, cảnh quan thiên nhiên; chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của những tộc người bản địa còn sinh sống bên trong khu bảo tồn; đảm bảo sự phát triển của con người, xã hội cùng với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học.

 

 

Quốc Đạt

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline