Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 06:07

Tin nóng

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Chủ nhật, 13/07/2025

Khám phá Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Thứ năm, 14/03/2024 08:03

TMO - Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, là nơi có hệ sinh thái vùng ngập nước độc đáo đa dạng.

Cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30km về hướng Tây Bắc, Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được thành lập từ năm 2000 với diện tích khoảng 100 ha, gồm 40 ha rừng tràm nguyên sinh, 40 ha mặt nước. Vùng đệm xung quanh khu bảo tồn được xác định có diện tích 1.800 ha, chủ yếu là rừng tràm. Nơi đây có hệ thống động thực vật đa dạng phong phú với khoảng 156 loài thực vật, lớp chim 147 loài, lớp cá 34 loài, lớp lưỡng thể 8 loài, lớp côn trùng 30 loài sinh sống và phát triển. Số lượng các loài chim đã có hàng vạn cá thể. 

Có thể nói Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười cùng Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng tại Đồng Tháp và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ở Long An đều là những khu bảo tồn sinh thái quan trọng của tiểu vùng Đồng Tháp Mười.

Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười có nhiều động, thực vật quý hiếm.  

Tại Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười còn có thêm nhiều giống chim quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam như chim dang sen. Loài chim nước này đã về Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười - Tiền Giang sinh sống, làm tổ và đẻ con. Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, nuôi dưỡng và chăm sóc các loài động thực vật trong thiên nhiên thì khu bảo tồn còn là nơi du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng cảnh sắc xung quanh. Du khách sẽ cảm thấy thú vị hơn khi khám phá những vùng rừng lau sậy ngập phèn, men theo các con rạch ngắm động vật hoang dã như: Chim, cò, diệc, le le… cùng nguồn thủy sản dưới nước cũng vô cùng phong phú.

Du lịch, khám phá Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là hoạt động thú vị.

Vào mùa quả khóm (quả dứa), từ nông trường khóm Tân Lập cạnh vùng Đồng Tháp Mười, các ghe xuồng ăm ắp khóm thi nhau xuôi ngược chở ra các vựa. Cảnh mua bán trở nên tấp nập. Đến đây, du khách sẽ tận hưởng hương vị đậm đà của sản vật Đồng Tháp Mười, tham quan cảnh hoang sơ của những cánh rừng, khu bảo tồn còn nguyên vẹn tự nhiên. Nếu du khách muốn tự khám phá khu rừng thì cũng có thể bơi thuyền kayak, len lỏi vào sâu trong rừng để tự do khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu rừng này.

Đặc biệt, xung quanh Khu bảo tồn có nhiều chòi cao để khách du lịch có thể ngắm nhìn toàn cảnh trong màu xanh của rừng tràm và những cánh cò trắng bay đi, bay về, rợp cả một khoảng trời. Được tận mắt thấy những đàn chim làm tổ trên các cây tràm, cây gừa hoặc cà na, trâm, gáo, tiếng kêu hót gọi đàn inh ỏi tạo nên âm thanh khó quên và khó có nơi nào có được. Từ đó hiểu hơn về giá trị của sự đa dạng sinh học, về công tác bảo tồn, gìn giữ các loài động thực vật quý hiếm của các cấp chính quyền, và người dân nơi đây – những người luôn hết lòng bảo vệ rừng, cây cối, động vật.

Địa phương đang đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch tại Khu bảo tồn. 

Để có được cảnh sắc tuyệt vời đó, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười đã được nhà nước cùng các đơn vị, cộng đồng người dân giữ gìn, tôn tạo, phục hồi, để trở thành điểm đến cuốn hút của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2024 với mục tiêu tiếp tục bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch tiểu vùng Đồng Tháp Mười, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng phục vụ du khách, tỉnh Tiền Giang chủ trương mở rộng khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười nằm trên địa bàn xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, mở thêm vùng đệm rộng 244 hecta bên ngoài vùng lõi hiện hữu gần 107 hecta của khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.

 

 

Thu Uyên 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline