Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 21:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Khám phá không gian lịch sử tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ bảy, 20/04/2024 06:04

TMO - Tỉnh Điện Biên đã sẵn sàng chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), với nhiều hoạt động hấp dẫn, vì vậy nhiều du khách trong và ngoài nước đã hướng tới Điện Biên dịp này để khám phá, du lịch, tìm hiểu về lịch sử dân tộc hào hùng.

Là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2024, gắn với Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đang bước vào mùa cao điểm đón khách tới tham quan, du lịch và trải nghiệm chuỗi các hoạt động đặc sắc được tổ chức tại địa phương.

Những đoàn xe nối dài với lượng lớn người dân, du khách, cựu chiến binh đổ về các khu di tích lịch sử là hình ảnh quen thuộc tại Điện Biên những ngày này. Điện Biên với những địa danh nổi tiếng trong chiến dịch “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cũng là địa chỉ đỏ của những chuyến về nguồn, tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử để vun đắp tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được thiết kế theo hình chiếc mũ nan lưới của chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Ảnh: T.Huy. 

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được xây dựng từ năm 2012 và khánh thành, đưa vào phục vụ khách tham quan từ ngày 5/5/2014 nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Không chỉ là một thiết chế văn hóa, công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Điện Biên, nơi lưu giữ, trưng bày phát huy những giá trị của các tài liệu, hiện vật liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, bảo tàng là công trình văn hóa tiêu biểu, địa chỉ đỏ tổ chức các sự kiện, hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và là điểm du lịch của tỉnh Điện Biên. 

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được thiết kế theo hình chiếc mũ nan lưới của chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Công trình gồm tầng trệt là nơi đón tiếp khách tham quan, nơi trưng bày triển lãm, phòng chiếu phim tư liệu, phòng sa bàn, không gian học tập, tương tác và các dịch vụ khác. Tầng nổi là không gian trưng bày cố định các tài liệu, hiện vật và bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Không gian tầng nổi có diện tích 1.250 m2 với gần 1.000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, bản đồ... Đây được đánh giá là khu trưng bày hiện đại, tổ chức khoa học, mỹ thuật với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tại mỗi không gian trưng bày, ngoài tài liệu, hiện vật... là phối cảnh không gian bằng các mô hình người, vật, đồ vật, cây cối. Có thể kể tới những không gian nổi bật, như phối cảnh kéo pháo vào trận địa, vận chuyển lương thực, phá đá mở đường…

Hoạt cảnh kéo pháo vào trận địa. Ảnh: TH. 

Ngoài ra, còn có phần trưng bày về công tác quân y, với các mô hình bác sĩ, y tá chăm sóc thương binh trong các hầm trú ẩn… cho thấy thực tế đau thương của chiến tranh, sự khốc liệt của súng, pháo và bom mìn. Sâu sắc hơn, đó là những nỗ lực, chiến công thần kỳ của công tác quân y khi cứu chữa và trả về các đơn vị hơn 5.000 thương binh có thể tiếp tục chiến đấu.

Đặc biệt, tại nhà trưng bày đã tổ chức trưng bày một số loại pháo như sơn pháo, cao xạ, pháo 105 mm, pháo H6. Pháo 105 mm và pháo H6 là những vũ khí hạng nặng lần đầu tiên được sử dụng, đã đem lại hiệu quả bất ngờ cho trận chiến. Mặc dù là lần đầu tiên ta sử dụng pháo 105 mm, nhưng đã đánh những đòn phủ đầu hoàn hảo, giúp mở cửa cho bộ binh đánh chiếm các cứ điểm. Pháo H6 đã giáng những đòn chí tử cho đế quốc Pháp, đẩy nhanh sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Bức tranh panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TH. 

Nổi bật tại bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian trưng bày bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là bức tranh toàn cảnh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong ba bức tranh tròn lớn trên thế giới. Nhất là đối với những người cựu chiến binh, cảnh hành quân qua đèo, cảnh chiến đấu trong chiến hào, cảnh bom rơi bão đạn hay hình ảnh các chiến sĩ xung phong giáp lá cà… khiến những người cựu chiến binh không khỏi bồi hồi nhớ về những ngày tháng chiến đấu gian khổ, nhớ những người nằm xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngược lại với số quân đông, hoả lực mạnh, cộng sự vững chắc của địch tại tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương, "một pháo đài bất khả xâm phạm", các chiến sĩ, đồng bào ta phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy, gian khổ, khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, với tinh thần "Tất cả vì mặt trận", "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để chiến thắng", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ với ý chí quật cường, Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân cả nước đoàn kết đồng lòng, dồn sức người, sức của để Điện Biên Phủ trở thành chiến thắng quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân; góp phần quan trọng giành lợi thế lớn trên bàn đàm phán Hiệp định Geneva, mở ra trang mới vẻ vang cho cách mạng, cho dân tộc Việt Nam.

Du khách tới thăm hầm tướng De Castries. (Ảnh NT).

Đến với tỉnh Điện Biên dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nếu muốn tìm hiểu rõ, sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, du khách có thể tham quan các di tích lịch sử như: đồi A1, hầm Tướng De Castries, Bảo tàng Điện Biên, Nghĩa trang liệt sĩ, đồi F (Đền liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ) đều nằm ở khu vực trung tâm của lòng chảo Điện Biên Phủ, cánh đồng Mường Thanh (nay là trung tâm thành phố Điện Biên Phủ). Các điểm này gần nhau nên du khách có thể kết hợp tham quan trong một buổi.

Ngoài ra còn có tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nằm ở đồi D1, cách các di tích kể trên hơn gần 2 km. Có hai cách di chuyển: theo xe ôtô lên gần chân tượng đài hoặc leo bộ khoảng 320 bậc. Đây cũng là điểm đến thú vị để du khách có thể chiêm ngưỡng, khám phá.

Khu vực lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh NT).

Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 có gần 170 chương trình, sự kiện, hoạt động, đang diễn ra với nhiều tín hiệu vui khi "chủ nhà" Điện Biên đón rất đông du khách trong và ngoài nước. Điều này cũng đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương chủ nhà trong việc đảm bảo các hoạt động tham quan, trải nghiệm của du khách được thuận lợi, an toàn.

 

 

Quỳnh Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline