Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 19:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Khám phá điểm du lịch hồ Noong U

Thứ sáu, 09/08/2024 16:08

TMO - Với diện tích hơn 4ha, Hồ Noong U (bản Tìa Ló B, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) là hồ tự nhiên duy nhất ở huyện vùng cao Điện Biên Đông, nằm bên rừng thông hơn 20 năm tuổi, với hệ sinh thái phong phú nên hồ Noong U có tiềm năng rất lớn với du lịch sinh thái.

Cách thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 30km, hồ tự nhiên Noong U (bản Tìa Ló B, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Hồ có diện tích rộng khoảng 4ha, nằm trọn trong vòng ôm của dãy núi Phù Lùng, nơi đây được ví như “mắt rừng” của vùng rẻo cao Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông). Hồ Noong U còn mang đậm chất hoàng sơ ở giữa núi rừng bao la.

Đặc biệt hơn, suốt hành trình về bản Tìa Ló B, du khách sẽ được đi qua những tiểu vùng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Thái, Mông… tạo những không gian trải nghiệm về những nét văn hóa, sinh hoạt thường ngày của người dân vùng cao. Cả hai tuyến đường chính về Khu Du lịch hồ Noong U đều có độ cao tăng dần. Do đó, tại những vị trí có tầm nhìn thông thoáng, du khách sẽ có dịp bao quát được cảnh bao la, khoáng đạt, trùng điệp núi đồi khi phóng tầm mắt ra xa.

Hồ Noong U với vẻ đẹp mộc mạc, trù phú chinh phục mọi du khách. Ảnh: PC.

Được bao bọc giữa tứ bề núi rừng, lại nằm cạnh rừng thông hơn 20 năm tuổi, cùng với lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, địa mạo khu vực xung quanh vừa hoang sơ, vừa trữ tình, hồ Noong U tạo điểm nhấn rất quan trọng về du lịch sinh thái, tham quan trên địa bàn. Đặt chân đến hồ Noong U, du khách sẽ có ấn tượng ngay khi được tản bộ, thả hồn dưới tán rừng thông xanh, tận hưởng bầu không khí trong lành và từng làn gió mang hơi nước của hồ thổi về thật thư thái. Rừng thông và những vạt rừng tái sinh nơi đây ôm trọn hồ Noong U.

Điểm nhấn cho cảnh sắc xung quanh hồ là những cây cầu gỗ nhỏ bắc qua những “vùng vịnh” nơi lòng hồ ăn sâu vào bờ, giúp cho du khách có thể khám phá được quanh lòng hồ thuận lợi. Những thảm hoa xung quanh hồ đang kỳ đua sắc, rặng lau sậy ven bờ bung nở hoa trắng cả một vùng không gian, mang lại cảm giác bất ngờ, thích thú đối với du khách. Khu vực gần bờ những bè cỏ, rong rêu và các ụ đá nổi nằm rải rác càng tạo cho du khách cảm giác ngỡ ngàng như đang “lạc” vào cảnh quan sinh thái của rừng ngập mặn ven biển.

Khu du lịch sinh thái hồ Noong U tạo điểm nhấn về du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Ảnh: PC. 

Vào khoảng tháng 11 hàng năm, xuất phát từ lòng chảo Mường Thanh (thành phố Điện Biên Phủ) về hồ Noong U, hai tuyến dường dẫn đến điểm du lịch này đã được phủ màu vàng bởi bạt ngàn hoa dã quỳ bung nở hai bên đường. Sắc vàng của loài hoa đặc hữu vùng rẻo cao này đã làm con đường về hồ Noong U không còn hoang hoải, tạo cảm giác phấn khích cho du khách. Cùng với đó những bản làng của cộng đồng các dân tộc nằm yên bình dưới chân núi, bám lưng chừng núi tạo cho du khách những ấn tượng khó quên.

Vào những buổi sáng sớm, mặt hồ Noong U bảng lảng hơi sương, trên lưng núi, trên những nương đá tai mèo, quanh hồ mây trắng bồng bềnh, mờ ảo. Điểm xuyết trong không gian tĩnh lặng là tiếng kêu của một vài loại thú rừng cùng tiếng chim hót. Buổi trưa, mặt hồ trong xanh, gợn sóng lăn tăn hiền hòa, lúc này chính là thời điểm thích hợp nhất để du khách buông cần câu cá, giải trí, hoặc cùng bạn bè trải nghiệm trèo thuyền trên hồ Noong U.

Trải nghiệm chèo thuyền giữa hồ Noong U. 

Theo người dân địa phương, ngoài tên gọi Noong U (có nghĩa là “cái ao tĩnh lặng”) theo cách đặt tên của cộng đồng dân tộc Thái, thì hồ còn có tên gọi khác là Pa Già (nghĩa là “Ao Rồng”) theo cách đặt tên của cộng đồng người Mông.

Hiện nay, trên địa bàn xã Noong U, đã có những cá nhân đầu tư phát triển các hoạt động du lịch dựa trên khai thác những lợi thế về cảnh quan sinh thái tự nhiên như Hồ Nong U, đỉnh núi Phù Lồng. Bước đầu các điểm du lịch này đã thu hút và tạo dấu ấn với các du khách trong và ngoài huyện. Song hoạt động phát triển du lịch còn mang tính tự phát. 

Với nhiều lợi thế, hồ Noong U còn mang đậm chất hoàng sơ, sự chân chất, mộc mạc và hiếu khách của bà con đồng bào dân tộc bản địa, chắc chắn nếu có sự đầu tư đồng bộ, vùng đất này sẽ thực sự trở thành điểm du lịch đáng nhớ được bạn bè trong nước và quốc tế quan tâm.

 

 

Thanh Mai

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline