Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 19:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Khám phá di tích lịch sử Hải Vân Quan

Thứ sáu, 02/08/2024 08:08

TMO - Hải Vân Quan là di tích lịch sử cấp quốc gia thuộc quyền quản lý của hai địa phương là tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP. Đà Nẵng. Di tích này được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng, ngày nay đã trở thành điểm dừng chân thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân do thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng quản lý. Cụ thể Hải Vân Quan nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng. 

Năm 2021, TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế hợp tác trùng tu, phục dựng di tích này. Đến nay, công tác trùng tu cơ bản hoàn thành, di tích lịch sử và cảnh quan nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân và khách du lịch. Việc trùng tu, tôn tạo của Hải Vân Quan vào năm 2021 có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn chứng nhân lịch sử, nuôi dưỡng giá trị văn hoá vô giá cho muôn đời sau đồng thời kích cầu du lịch phát triển. Sau hơn 2 năm trùng tu, Hải Vân Quan đã được trả lại vẻ bề thế, uy nghi của hệ thống phòng thủ quan trọng phía Nam kinh thành Huế thời Nguyễn với nhiều hạng mục. 

Cổng vào Hải Vân Quan.  

Được biết, Hải Vân Quan là điểm dừng chân quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi di chuyển bằng đường bộ. Hải Vân quan do nhà Nguyễn xây dựng ở vị trí hiểm yếu nhất, khu vực chia tách thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế để dễ kiểm soát đường bộ Bắc - Nam và vịnh Đà Nẵng.  

Từ một căn cứ quân sự khi xưa, một cửa ải nơi hiểm trở, cheo leo, đèo Hải Vân cùng với Hải Vân Quan đã trở thành thắng cảnh lừng danh thu hút du lịch… nối liền hai khu du lịch nổi tiếng là biển Lăng Cô (Huế) và Xuân Thiều (Đà Nẵng).

Bức tường thành vừa được trùng tu. Ảnh: NL. 

Cổng gạch bên trong Hải Vân Quan. 

Khám phá Hải Vân Quan, du khách sẽ được chiêm ngưỡng di tích lịch sử với kiến trúc ấn tượng. Ngay khi đến đỉnh đèo, bạn sẽ bắt gặp toà kiến trúc có dạng hình chiếc công phủ màu rêu phong theo năm tháng đứng sừng sững giữa non cao mây ngàn. Hải Vân Quan được xây dựng theo kiểu cấu trúc cổng uốn vòm, phía cửa hướng về Thừa Thiên-Huế có tấm biển đá khắc chữ “ Hải Vân Quan”, phía cửa hướng về Đà Nẵng có tấm biển đá khắc chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.  

Qua khu vực cổng chính, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tòa nhà trú sở, nhà vũ khố ba gian được phục dựng theo di tích cổ và ảnh tư liệu với tường gạch vâu ban, các trụ gỗ có đế bằng đá và mái ngói. Các hạng mục khác của di tích như pháo đài, tường đá, rối đi, tường chắn đất, cổng phụ, chòi canh… cũng đã được hoàn thiện với diện mạo đầy ấn tượng.

Hải Vân Quan mở cửa đón khách sau 2 năm trùng tu. Ảnh: NĐ.  

Đã có thời gian dài, Hải Vân Quan bị sự bào mòn của mưa nắng bão bùng và xuống cấp trầm trọng. Tưởng chừng như thành lũy trọng yếu bậc nhất dưới thời Nguyễn rơi vào lãng quên và bỏ mặc, tuy nhiên đến tháng 4/2017, Hải Vân Quan đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia, và được trùng tu vào năm 2021. Đến Hải Vân Quan, du khách còn có cơ hội check in đường thiên lý Bắc - Nam - con đường bộ xuyên trục Bắc - Nam dài nhất của nước ta từ thời xa xưa.

Di tích Hải Vân Quan nhìn về phía nam, bao quát được toàn bộ thành phố và vịnh Đà Nẵng. Ảnh: NĐ. 

Thăm Hải Vân quan và khám phá đèo Hải Vân sẽ mang lại những trải nghiệm khó quên cho du khách. Đèo Hải Vân sở hữu chiều dài 21km cùng với độ cao 500m so với mực nước biển. Tuy không phải con đường đèo cao nhất hay dài nhất của nước ta, nhưng đây vẫn luôn là cung đường đèo đặc biệt với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với non cao, biển thẳm không nơi nào có được. Nơi đây được du khách đánh giá là một trong những cung đường đèo mang lại nhiều cảm xúc nhất và khiến bao du khách phải “đứng hình” trước khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục. 

Đèo Hải Vân cùng biển xanh bao la đã trải qua nhiều sóng gió lịch sử, đã chứng kiến bao đổi thay của đất nước. Nơi đây, không chỉ là ranh giới địa lý mà còn phân vùng khí hậu rõ rệt. Đồng thời khám phá Hải Vân Quan sẽ là hành trình trải nghiệm đáng nhớ cho du khách khi đến với Hải Vân, di tích này cũng trở thành một điểm đến hấp dẫn trên con đường di sản kết nối du lịch Bắc - Nam và khu vực miền Trung.

 

 

Trung Kiên

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline