Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 18:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Khám phá di sản độc đáo của Đông Nam Á tại Đắk Nông

Thứ năm, 29/06/2023 07:06

TMO - Trong hệ thống hang động núi lửa Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, Hang C6-1 (xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô) được đánh giá là di sản độc đáo ở Việt Nam và Đông Nam Á. 

Tại Hang C6-1, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người tiền sử trong các tầng văn hóa – đây là lần đầu giới khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á biết đến một loại hình di tích khảo cổ trong hang động núi lửa. Trước đó, vào 2 năm 2018 và 2019, các nhà khoa học phát hiện tại hang động này một số di cốt người tiền sử có niên đại 6.000-7.000 năm. Qua khai quật tại Hang C6-1 và C6, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ và hiện vật là đồ đá với các công cụ lao động và đồ gốm, xương và vỏ nhuyễn thể, vết tích của bếp lửa, 3 di tích mộ táng, dấu vết của 10 cá thể.

Theo các nhà khoa học, các di sản khảo cổ hang động núi lửa Krông Nô - nơi còn bảo lưu dấu tích văn hóa, mộ táng và các hoạt động sống của các bộ lạc thời tiền sử - là di sản độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á. Về di vật, thu được 76.425 mảnh xương động vật và hàng chục vạn vỏ các loài nhuyễn thể; hàng nghìn mảnh phế liệu, đá nguyên liệu và 179 công cụ đá, nổi bật là nhóm công cụ kiểu văn hóa Hòa Bình như rìu hình bầu dục, rìu ngắn, hình đĩa, công cụ hình bàn là; ngoài ra còn có 1.276 mảnh gốm và 1 mũi tên đồng.

Tại Hang C6-1, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người tiền sử trong các tầng văn hóa – đây là lần đầu giới khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á biết đến một loại hình di tích khảo cổ trong hang động núi lửa. 

Trong khuôn viên của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông các nhà địa chất đã phát hiện một hệ thống hang động có giá trị nghiên cứu di sản địa chất hang động núi lửa độc đáo ở Việt Nam. Cũng ở khu vực này, các nhà địa chất và khảo cổ bước đầu tìm thấy ở khu C, một số các hang động từ C1 đến C6-1 có dấu tích cư trú, chế tác công cụ của người thời nguyên thủy. Cư dân tiền sử đã chọn lựa một số hang động núi lửa basalte để cư trú như “ngôi nhà” lý tưởng của mình.

Đó là các hang có diện tích tương đối rộng, nền hang khá bằng phẳng, thông thoáng, đã có sự ổn định về độ gắn kết trần hang. Các hang này có cửa rộng, nhiều ánh sáng, cửa quay về hướng Tây Nam, hướng tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời vào buổi chiều. Những dấu tích văn hóa còn lại ở các hang cho thấy có hang được người xưa cư trú lâu dài, tầng văn hóa dày, phản ánh nhiều giai đoạn văn hóa khác nhau như hang C6-1.

Những phát hiện và nghiên cứu này ghi nhận lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam đã phát hiện ra các di tích cư trú của người tiền sử trong các hang động núi lửa basalte. Bổ sung thêm một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ basalte ở Tây Nguyên (Việt Nam). Đây là bằng chứng rõ ràng về lịch sử chiếm lĩnh và làm chủ vùng đất núi lửa trong đó có các hang động núi lửa nổi tiếng ở Krông Nô của cư dân tiền sử.

Các di sản khảo cổ hang động ở đây cùng với giá trị hệ thống hang động núi lửa đóng góp một bằng chứng có tính thuyết phục cao cho việc xây dựng công viên địa chất toàn cầu ở Đắk Nông. Với những giá trị về địa chất và khảo cổ, tháng 3/2023, Di tích Quốc gia Hang C6-1 thuộc Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia.

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline