Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 09:11
Thứ hai, 07/03/2022 15:03
TMO - Tạp chí du lịch Wanderlst - Tạp chí chuyên về du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa hàng đầu thế giới của Anh quốc đã xếp hạng tham quan Bảo tàng Thế giới Cà phê (tỉnh Đắk là 6/17 điều tốt nhất du khách nên làm khi tới Việt Nam.
Bảo tàng Thế giới cà phê nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Công trình được khánh thành cuối năm 2018, do một tập đoàn trong nước đầu tư xây dựng. Trong bối cảnh nhiều bảo tàng trong nước rơi vào cảnh đìu hiu thì bảo tàng này đã đem lại sự phấn khích cho du khách khi tới Buôn Ma Thuột.
Bảo tàng Thế giới cà phê với kiến trúc độc đáo
Với diện tích khoảng hơn 1ha, Bảo tàng Thế giới cà phê là công trình tổ hợp với kiến trúc công trình gồm 5 khối nhà uốn cong đầy ngẫu hứng kết nối với nhau, lấy cảm hứng từ hình ảnh ngôi nhà dài của người Ê Đê và mái nhà rông Tây Nguyên. Quần thể công trình nằm trong một khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh. Đây là bảo tàng chuyên đề về cà phê đầu tiên ở Việt Nam, trưng bày và giới thiệu về lịch sử ngành cà phê cũng như văn hóa cà phê trên thế giới.
Máy phân loại cà phê xuất xứ từ Đức năm 1930
Ở không gian quan trọng nhất là trưng bày, khách tham quan có cơ hội hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của cà phê và ngành cà phê, từ việc trồng trọt, chăm sóc, thu hái, bảo quản tới chế biến, pha chế và thưởng thức cà phê. Cũng trong không gian này, khách tham quan cũng được khám phá ba nền văn minh cà phê, đó là nền văn minh cà phê Thiền, Ottoman và Roman.
Hiện vật được trưng bày tại bảo tàng các dụng cụ sản xuất
Tại bảo tàng có hơn 10.000 hiện vật được lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật có niên đại cổ xưa hoặc từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; đặc biệt là những máy nông cụ được sử dụng trong công đoạn chế biến cà phê như máy phân loại, máy rang, xay cà phê... hoàn toàn cơ học.
Một góc bếp chế biến cà phê theo cách thủ công của người Tây Nguyên
Bên cạnh không gian trưng bày cố định, Bảo tàng Thế giới cà phê còn liên tục tổ chức các trưng bày chuyên đề và nhiều sự kiện văn hóa theo định hướng bảo tàng “sống”.
Bức tường ở sảnh trung bày liên quan tới quá trình xây dựng công trình và các hoạt động tại bảo tàng
Từ khi hình thành, bảo tàng đã tổ chức rất nhiều sự kiện như: Các triển lãm chuyên đề “Cà phê & sự quay về nguồn cội” (tháng 3/2020), “Cà phê & sự khai sáng nhân văn” (tháng 6/2020), “Cà phê & sự giao thoa Đông Tây” (tháng 9/2020), “Cà phê - năng lượng của nền kinh tế tri thức” (tháng 11/2020). Các sự kiện văn hóa như hội thi ủ rượu cần Ê Đê, giao lưu văn hóa thổ cẩm Ê Đê và Batik Indonesia, nghệ thuật xếp giấy Origami, ngày hội thả diều - thả ước mơ…
Không gian triển lãm mang tính mở cho các hoạt động về "Thân – tâm – trí" với giá trị cốt lõi là tinh thần cà phê
Với quan niệm cà phê không chỉ là một thứ đồ uống đơn thuần, bảo tàng là nơi trưng bày cổ vật và là không gian văn hóa giúp du khách học hỏi, tiếp cận tinh hoa tri thức. Hãng thông tấn AP (Mỹ) cũng đánh giá đây là Bảo tàng "sống” lớn nhất, sống động và độc đáo nhất”. Bảo tàng Thế giới cà phê cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành cà phê Tây Nguyên và Việt Nam lên tầm thế giới.
Ngọc Loan
Bình luận