Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 19:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Khám phá bản làng Choản Thèn

Thứ ba, 20/08/2024 08:08

TMO - Trải qua hơn 300 năm, thôn Choản Thèn được ghi nhận là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên vẹn bản sắc văn hoá độc đáo người Hà Nhì đen ở vùng cao xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nơi đây còn được ví như một "bản làng trên mây".  

Nằm cách trung tâm huyện Bát Xát 100km nhưng bản Choản Thèn chỉ cách biên giới Việt - Trung qua cửa khẩu Thiên Sinh hơn 5km. Qua quá trình di dân, giao thương, sau hơn 300 năm, bản Choản Thèn đã trở thành nơi sinh sống của người Hà Nhì đen. Choản Thèn theo tiếng người Hà Nhì có nghĩa là thửa ruộng tròn, toàn thôn nằm trên khu đất có hình mui rùa.

Choản Thèn có diện tích tự nhiên 236ha, nằm ở độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển và tựa lưng vào dãy Nhìu Cồ San; phần lớn thời gian trong năm bản chìm trong biển mây bồng bềnh, thơ mộng. Vì thế, nhiều khách du lịch đã trìu mến gọi nơi này là “bản làng trên mây”.

Hiện nay, con đường dẫn vào Choản Thèn được bê tông hóa nhưng điều đó không làm mất đi vẻ mộc mạc vốn có. Từ xa nhìn lại, bản làng với hàng chục nóc nhà trình tường nằm quây quần bên nhau gợi không khí ấm áp, yên bình.

Choản Thèn được bao phủ bởi núi rừng và những thửa ruộng bậc thang Ảnh: KL.

Những ngôi nhà của dân tộc Hà Nhì cũng là một trong số những điểm đặc sắc tại nơi này. Nhà trình tường của người Hà Nhì có kiến trúc đặc trưng là hình vuông hoặc chữ nhật, tường làm bằng đất đỏ pha sỏi, mái lợp cỏ gianh. Mỗi ngôi nhà thường chỉ có một cửa ra vào ở chính giữa cùng một, hai ô cửa sổ tò vò bên hông. Đặc biệt, trong sân mỗi nhà đều trồng vài cây đào và các loại hoa ven hàng rào, vì thế, vào mùa xuân, cả bản lại bừng lên sắc màu rực rỡ khiến lòng người ngập tràn cảm xúc.

Choản Thèn còn được biết đến với tên gọi "bản làng trên mây". 

Tới bản Choẻn Thèn mùa nào cũng đẹp. Nhất là vào những ngày nắng của mùa lúa chín, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vàng ruộm bông lúa trĩu hạt. Còn những ngày đông, du khách như lạc vào chốn tiên cảnh bởi biển mây bồng bềnh dưới chân mình, ngỡ chỉ giơ tay có thể hứng trọn những đám mây trắng muốt.

Dấu ấn đặc biệt làm nên “thương hiệu” Choản Thèn còn là sự hiện diện của hai cây dẻ “hạnh phúc” đứng cạnh nhau. Theo những người cao tuổi sinh sống ở thôn Choản Thèn, 2 cây dẻ sồi khoảng 100 năm tuổi được đồng bào nơi đây coi là những cây thiêng bởi nó gắn liền với đời sống hằng ngày của bà con người Hà Nhì và đặc biệt còn là nơi tổ chức các nghi lễ truyền thống diễn ra hằng năm.

Người dân Choẻn Thèn vẫn giữ được nghề đan lát truyền thống. Ảnh: TTDL

Bên cạnh đó, khi đến Choản Thèn được trải nghiệm không gian văn hoá của dân tộc Hà Nhì đen ở Y Tý sẽ cho du khách những cảm nhận độc đáo. Người Hà Nhì ở Choản Thèn vẫn giữ được nhiều nét văn hoá đặc sắc, cùng kiến trúc nhà độc đáo, nghề đan lát, nghề nấu rượu, thêu hoa văn trang trí thổ cẩm. Đồng thời, họ vẫn giữ thói quen mặc trang phục văn hoá dân tộc trong cuộc sống hằng ngày, tổ chức các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, đã tạo sức hấp dẫn riêng cho những trải nghiệm bản sắc văn hoá của không ít khi đến Y Tý du lịch.

Với những nét truyền thống độc đáo, khung cảnh thơ mộng hữu tình, người dân mộc mạc, không khí mát mẻ trong lành, Choản Thèn đã được tỉnh Lào Cai tập trung xây dựng, trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng.

 

 

 Thanh Hoa

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline