Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Khai thác tiềm năng xuất khẩu nông sản vào thị trường Ấn Độ

Thứ bảy, 27/05/2023 12:05

TMO - Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Ấn Độ vừa ban hành chính sách ngoại thương 2023, theo đó, có nhiều cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng nông thủy sản nguyên liệu, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phân bón, hóa chất… sang thị trường này.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ là thị trường lớn, đầy tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam như trái cây, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, quế, hồi, thảo quả, cao su, bánh kẹo, cá tra, cá basa, các sản phẩm từ ngũ cốc… Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến của Ấn Độ có khả năng phát triển tại tại thị trường Việt Nam như thủy sản, gạo tấm, ớt và một số loại gia vị, rau quả.

Ấn Độ là quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới với các sản phẩm như sữa, hạt đậu, kê; đồng thời là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới với các mặt hàng cá, gạo, bột mì, rau quả,... Thị trường chế biến thực phẩm Ấn Độ trị giá 535 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng kép đạt 15,2%, xuất khẩu sản phẩm nông sản của Ấn Độ đạt 46,1 tỷ USD năm 2021-2022.

Chính sách Ngoại thương 2023 của Ấn Độ cũng sẽ gắn liền với việc Ấn Độ thực hiện đơn giản hóa hoạt động kinh doanh thông qua quản lý, cấp phép và phê duyệt các giấy tờ trực tuyến, cắt giảm thủ tục hành chính và cắt giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Ấn Độ mong muốn có thể thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt kinh doanh, thương mại, giúp tiết kiệm thời gian và tài chính cho doanh nghiệp; đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất trong nước để hiện thực hóa Chiến lược “Make in India”.

Trong bối cảnh Ấn Độ đưa ra Chính sách ngoại thương 2023 với nhiều điểm đáng lưu ý như trên, đồng thời thúc đẩy tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu, nguyên liệu cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng và nhóm mặt hàng dự báo Ấn Độ sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gồm nhóm hàng nông thủy sản, gia vị, nhóm hàng phục sản xuất nông nghiệp, máy móc thiết bị nông nghiệp.

Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và mong muốn thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, đặc biệt là đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản (cà phê, hạt tiêu, hạt điều, quế, hồi, gừng, nghệ…), thủy sản nguyên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc nông nghiệp, các sản phẩm hàng tiêu dùng….

Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch của Việt Nam với các nước Nam Á khác. Trong khi đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 23 trên thế giới và lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Việt Nam và Ấn Độ còn nhiều tiềm năng và lợi thế hợp tác trong các lĩnh vực như nông, thủy sản, sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày.

Việt Nam cần tiếp tục mở rộng hợp tác, khai thác tiềm năng xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ. Ảnh: TL. 

Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Ấn Độ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,7 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang Ấn Độ vẫn đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ, cụ thể: gỗ và sản phẩm từ gỗ (đạt 21 triệu USD, tăng 171%); giày dép các loại (đạt 73 triệu USD, tăng 20%); hàng dệt, may (đạt 44,6 triệu USD, tăng 2,7%); sản phẩm từ cao su (đạt 5,2 triệu USD, tăng 21%); cà phê (đạt 27 triệu USD, tăng 73%); sắt thép các loại (đạt 142 triệu USD, tăng 590%)…

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngành rau quả Việt Nam xuất siêu; nhưng riêng thị trường Ấn Độ, Việt Nam nhập siêu. Tính đến 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 418,7 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ 2022. Đáng chú ý, nhập khẩu rau quả từ thị trường Ấn Độ 3 tháng đầu năm 2023 với số 17,372 triệu USD, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4,15% thị phần từ mức 1% năm ngoái.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Ấn Độ 49,618 triệu USD, chủ yếu là thanh long nhưng nhập khẩu 53,452 triệu USD các loại: táo, lê, hàng gia vị (hành, tỏi,…). Ấn Độ là cường quốc về rau quả, nhiều mặt hàng có giá thành thấp, giá nhân công rẻ nên rất có lợi thế cạnh tranh; đặc biệt là mặt hàng hành, tỏi giá vô cùng rẻ nên được nhập khẩu về nhiều.

Một trong những hạn chế lớn nhất khiến hoạt động xuất nhập khẩu trái cây giữa hai nước còn hạn chế là bởi mức thuế xuất cao, có những mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ chịu mức thuế lên tới 70%, và nhiều mặt hàng quả tươi của Việt Nam chưa được thị trường Ấn Độ mở cửa. Hiện Việt Nam và Ấn Độ chưa có Hiệp định thương mại trong lĩnh vực rau quả, hàng xuất nhập khẩu phải chịu thuế nên giao thương chưa xứng với tiềm năng. Phía đối tác Ấn Độ rất muốn xuất khẩu nho, lựu sang Việt Nam còn Việt Nam muốn xuất khẩu thêm thanh long vào Ấn Độ.  

Theo đánh giá của ngành chức năng, các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Ấn Độ hiện nay đang mở rộng sản xuất các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến để định hướng xuất khẩu. Đặc biệt Ấn Độ định hướng phát triển các sản phẩm nông sản hữu cơ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế và an toàn cho người tiêu dùng. Trong khí đó, cả Việt Nam và Ấn Độ đều là nước nông nghiệp, đóng góp sản lượng lương thực quan trọng cho thế giới, hai nước còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực ngành hàng. 

 

 

Hạnh Nguyễn 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline