Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 19:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Khai thác thế mạnh từ quy hoạch tiềm năng đất đai

Thứ năm, 10/03/2022 19:03

TMO - Bình Thuận có tiềm năng đất đai khá rộng lớn, phân bổ đều khắp từ đồng bằng ven biển đến miền núi vùng cao, thuận lợi phát triển các ngành nghề lĩnh vực kinh tế. Sau khi tái lập tỉnh, ngành Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tham mưu UBND tỉnh trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, từng giai đoạn 5 năm để khai thác hiệu quả đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền tảng cho mọi sự phát triển có sử dụng đất, là phân bổ, khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần kiến tạo không gian phát triển ở hiện tại, tương lai.

Trước đó, tỉnh Bình Thuận đã công bố danh mục công trình đất lúa, đất rừng, các dự án có thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm; quy định hạn mức (giao đất ở, công nhận đất ở), diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh; bảng giá các loại đất ở tỉnh trong từng giai đoạn 5 năm. Tỉnh cũng quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi, giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, quy trình chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn…

Tỉnh Bình Thuận thực hiện quy hoạch đất khu vực năng lượng Tuy Phong 

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay Sở đang triển khai dự án lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025) và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh, Sở TN&MT đã có văn bản lấy ý kiến các địa phương trong việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện để làm cơ sở cho UBND cấp huyện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030.

Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh phù hợp đã góp phần thu hút dự án đầu tư các loại hình kinh tế khác nhau trong nhiều năm qua. Điển hình giai đoạn 2016 - 2021, UBND tỉnh đã giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 5.350 ha cho 829 dự án đầu tư, công trình trọng điểm trên địa bàn… Thông qua việc giao, cho thuê đất đã đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh. 

Báo cáo Sở TN&MT cho biết, tính từ năm 2014 đến năm 2020, toàn tỉnh đã thu hơn 8.591 tỷ đồng từ các dự án giao đất, cho thuê đất; cùng với hơn 1.484 tỷ đồng thông qua việc đấu giá thu tiền sử dụng đất, do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện. Nguồn thu từ quỹ đất đã góp phần xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, tạo thu hút đàu tư và xây công trình phúc lợi xã hội của tỉnh.

Việc quy hoạch thu hút nhiều dự án công trình trọng điểm đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội tỉnh ngày càng khởi sắc hơn. Ở phía ắc tỉnh, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân hình thành với 3 nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (1, 2, 4) đang hoạt động, phát điện thương mại, mỗi năm cung cấp tổng sản lượng điện gần 20 tỷ kWh lên lưới quốc gia, phát triển công nghiệp vùng Đông Nam bộ, đóng góp ngân sách nhà nước tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng/năm.

Vùng đất Tuy Phong còn thu hút hàng chục nhà máy điện gió, điện mặt trời đã và đang đi vào hoạt động cung cấp thêm nguồn năng lượng sạch. Đường dây 500 kV Vĩnh Tân - Sông Mây, các đường dây 110, 220 kV, trạm biến áp 220 được xây dựng truyền tải điện trên địa bàn hòa lưới quốc gia. 

Tỉnh thực hiện quy hoạch đất khu vực bãi biển La Gi 

Trong khi đó, khu du lịch quốc gia Mũi Né đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ hội đánh thức tiềm năng du lịch ven biển cả vùng rộng lớn từ Bắc Bình đến TP. Phan Thiết, Hàm Thuận Nam. Hàng loạt dự án du lịch, khu, cụm công nghiệp hình thành, đất đai ngày càng có giá trị cao, người dân cũng được hưởng lợi.

Việc quy hoạch, chuyển đổi đất đai từng giai đoạn để ưu tiên phát triển công nghiệp, du lịch… đang dần biến những vùng đất hoang sơ, nắng gió trước đây thành thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Bình Thuận đang thực sự từng bước trở thành một trọng điểm phát triển của khu vực “cầu nối” giữa các vùng Đông Nam bộ - Nam Trung bộ - Tây Nguyên (điểm giao ngã ba vùng).

 

 

Thái Hòa

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline