Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 16:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Khai thác, quản lý hiệu quả tài nguyên biển và hải đảo

Thứ sáu, 28/07/2023 14:07

TMO - Tài nguyên biển và hải đảo là nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được khai thác, sử dụng bền vững cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử, nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 

Các khu vực biển và ven biển của Việt Nam mang lại nguồn tài nguyên thủy sản to lớn với tổng sản lượng khai thác cho phép là 1,8 - 2,0 triệu tấn mỗi năm. Nhiều loài cá, tôm và mực có giá trị kinh tế cao và là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Trong vùng biển, ven biển Việt Nam có hơn 20 hệ sinh thái điển hình, tiêu biểu là rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển với hơn 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (có hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước,...

Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển khác phân bố dọc theo bờ biển Việt Nam bao gồm cửa sông, đầm phá, bãi cát, ruộng lúa, đầm, ao nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, ở vùng ven biển Việt Nam cũng có hệ sinh thái đảo. Hầu hết trong số hơn 3000 hòn đảo nằm trong vùng biển của tỉnh Quảng Ninh, tạo thành Di sản Thế giới của Vịnh Hạ Long. Một số đảo lớn khác là Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo, Thổ Chu, được đặc trưng bởi nhiều hệ sinh thái đặc hữu và các loài đặc hữu. Đặc biệt, một số khu rừng đã được đưa vào danh sách các vườn quốc gia cần bảo vệ đa dạng sinh học đặc biệt.

Tài nguyên nước ở vùng ven biển Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Lượng mưa dao động từ khoảng 1.000 đến 3.000 mm mỗi năm, tạo ra nguồn nước phong phú. Sông và suối được phân phối khá đều dọc theo chiều dài của đất nước. Nhiều hồ chứa tự nhiên và nhân tạo được phân bố ở các khu vực khác nhau, thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm cho cuộc sống hàng ngày và sản xuất. Nguồn nước ngầm của Việt Nam cũng rất dồi dào, với trữ lượng tiềm năng khoảng 60 tỷ mét khối mỗi năm. Trữ lượng nước dao động từ rất cao ở đồng bằng sông Cửu Long đến tương đối khan hiếm ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.

Nguồn tài nguyên và hải đảo phong phú là điều kiện thuận lợi để các địa phương phát triển tổng thể các ngành kinh tế biển. 

Dự trữ dầu khí của Việt Nam là lớn thứ tư ở Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Philippines. Thăm dò gần đây đã xác định các bể chứa dầu khí tiềm năng như sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Ngoài ra, nhiều di tích văn hóa và lịch sử nổi tiếng đã được phát hiện ở khu vực ven biển. Giá trị văn hóa còn được thể hiện trong lối sống, triết lý và tư tưởng của người dân Việt Nam. UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thế giới; người Việt Nam xưa đã để lại một loạt các giá trị độc đáo, như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Huế, cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới vào cuối năm 2011.

Mặc dù tài nguyên biển và hải đảo nước ta được đánh giá là phong phú và giàu giá trị, tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững; nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn ngày càng gia tăng ở nhiều nơi. Theo ước tính, cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40 - 60%; rừng ngập mặn mất đến 70%; và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi. Những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không còn.

Hệ sinh thái (HST) thảm cỏ biển là một trong những HST biển quan trọng, nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương và suy thoái. Sự suy thoái HST thảm cỏ biển thể hiện trên các khía cạnh như giảm số lượng cá thể và số loài, thu hẹp diện tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trường sống, giảm ĐDSH và nguồn lợi kinh tế của các loài quý hiếm kèm theo. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam và ven các đảo, ở độ sâu từ 0 - 20m, hiện chỉ còn khoảng trên 5.583ha. Một số khu vực, thảm cỏ biển hầu như không có cơ hội để phục hồi tự nhiên do có quá nhiều tác động do hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản ở khu vực này (Cát Bà, Hạ Long, Quảng Nam…).

Khai thác và đánh bắt cá quá mức, đến nay đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ đe dọa và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN để yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ (37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực). Kết quả nghiên cứu của FAO và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể.

Ngoài ra, nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng BĐKH tác động tới các hệ sinh thái theo nhiều cách khác nhau. Nhiệt độ tăng sẽ tác động tới các loài động, thực vật nhạy cảm với nhiệt độ; Lượng mưa giảm sẽ thu hẹp diên tích đất ngập nước ven biển, làm tăng phát thải khí nhà kính vào khí quyển do sự phân hủy của các chất hữu cơ, than bùn. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng dẫn tới sự thu hẹp diện phân bố địa lý của vùng ven biển. 

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý hoạt động khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này cần được các địa phương đặc biệt chú trọng.  

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 205 nhấn mạnh đến mục tiêu, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi; các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy; tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Trong đó, khai thác lợi thế này để  phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực: Du lịch và dịch vụ biển Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng. 

Thời gian tới, các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp bảo  vệ, duy trì hệ thống các khu bảo tồn hiện có; điều tra, khảo sát, đánh giá đề xuất thành lập các khu bảo tồn mới trên các vùng biển, ven biển và hải đảo; tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài khu bảo tồn; phục hồi các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái. Đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, 80% các khu vực biển có đa dạng sinh học cao, dịch vụ hệ sinh thái quan trọng được áp dụng chính sách bảo tồn hiệu quả, diện tích rừng ngập mặn ven biển được phục hồi tối thiểu bằng mức năm 2000.

Đẩy mạnh điều tra, đánh giá và xác định mức độ dễ bị tổn thương, tính nguy cấp của các loài sinh vật biển đặc hữu, có giá trị khoa học và kinh tế để đưa ra các phương án, giải pháp bảo vệ, bảo tồn và phục hồi. Thiết lập, mở rộng và tăng cường năng lực quản lý các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các loài thủy sản. Đến năm 2030, 100% các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản được xác định và quản lý hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, gây nuôi và buôn bán xuyên biên giới các loài sinh vật biển hoang dã thuộc danh mục cần được bảo tồn. Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; kiểm soát chặt chẽ sự du nhập các giống, loài thủy sản ngoại lai và sự du nhập sinh vật ngoại lai qua hoạt động vận tải biển.

Nhiệm vụ xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý tài nguyên, sinh cảnh và các hệ sinh thái biển và ven biển dựa vào cộng đồng đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương, chủ yếu dưới hình thức dự án thí điểm mô hình do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện. Hiện nay, nhiều địa phương ven biển đã triển khai các mô hình, chẳng hạn như đồng quản lý khu bảo tồn và du lịch sinh thái/cộng đồng trong khu bảo tồn đồng quản lý khai thác, bảo vệ, nuôi trồng thủy sản quản lý hệ sinh thái, loài quý hiếm. 

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, tùy thuộc tình hình thực tế đã triển khai nhiều hoạt động về quản lý tổng hợp vùng bờ theo các nội dung của Chiến lược. Đã có 14 địa phương thiết lập cơ chế điều phối đa ngành bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Kiên Giang. Một số địa phương đã ban hành quy chế phối hợp trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ như Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu... 

 

 

Thu Hà 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline