Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Huyền thoại đồi Tức Dụp

Chủ nhật, 02/04/2023 06:04

TMO - Nằm dưới chân núi Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, với địa thế trắc trở cùng chuỗi hang động lớn nhỏ len lỏi, chằng chịt, liên thông, đồi Tức Dụp được chọn làm căn cứ địa trọng điểm của các tổ chức cách mạng địa phương và trở thành pháo đài vững chắc của quân dân vùng Bảy Núi trong thời kỳ kháng chiến. 

Nhìn từ trên cao, đồi Tức Dụp có địa hình trùng điệp với nhiều núi đá thẳng đứng, phủ xanh bởi mảng thực vật đa dạng. Ảnh: Sao Mai 

Từ năm 1960, nơi đây giống như một chiến lũy, pháo đài kiên cố của Huyện ủy Tri Tôn, là “địa chỉ đỏ” và là căn cứ điểm quan trọng của quân dân An Giang trong cuộc kháng chiến trường kì chống Mỹ cứu nước.  Tức Dụp nổi tiếng với cuộc chiến đấu 128 ngày đêm (từ đêm 16, rạng sáng 17-11-1968 đến 24-3-1969), khiến quân đội Mỹ - ngụy với quân số và vũ khí vượt trội vẫn không thể thắng được ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân ta.

Cao điểm 128 ngày đêm, Tức Dụp được ví là ngọn đồi “hai triệu đôla”, là chiến phí được quy ra từ lượng bom đạn Mỹ dội xuống... Quân đội Mỹ đã huy động và sử dụng biết bao vũ khí tân tiến nhưng không thể đánh bại được lòng yêu nước kiên trung, ý chí sắt đá, sự can trường anh dũng của bộ đội ta, với tình quân dân đoàn kết một mực sắt son, thắm thiết.  

Đồi Tức Dụp được ví như một "bảo tàng địa chất miền sơn cước" với nhiều hang động, núi non, rừng cây bạt ngàn và các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh đặc sắc. Đến Tức Dụp hiện nay, du khách có thể tham quan những địa danh nằm trong quần thể di tích lịch sử đã được ghi nhận, gìn giữ, tôn tạo như: Hang C6 (có hội trường C6 với sức chứa hơn 150 người), Hang Quân y, Hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh ủy, Hang của Ban Chỉ huy quân sự, Hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y và Hang Tiên Nữ… 

Ngày nay đồi Tức Dụp được đưa vào khai thác du lịch kết hợp với những điểm đến của không gian thiên nhiên xanh và các di tích lịch sử. Ảnh: THMK. 

Tức Dụp đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng nằm trong Khu du lịch Đồi Tức Dụp được nhiều du khách yêu thích. Khu di tích lịch sử cấp quốc gia này được xây dựng, trùng tu để khai thác dịch vụ giải trí và thể thao quốc phòng. 

 

 

Nguyễn Mai 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline