Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Huyền thoại bến tàu Không số Vũng Rô

Chủ nhật, 30/04/2023 06:04

TMO - Bến tàu Không số Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên) là địa danh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là một trong những bến quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển, tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí do những con Tàu Không Số vận chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong vòng gần hai tháng cuối năm 1964 đầu năm 1965.

Bến tàu Không số Vũng Rô là một trong những biểu tượng cho sự gan dạ, mưu trí, dũng cảm của thủy thủ, quân và nhân dân ta. Tháng 5/1964, Tỉnh ủy Phú Yên nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng giao nhiệm vụ nghiên cứu tìm chọn bến bãi sẵn sàng tiếp nhận khí tài chi viện từ miền Bắc vào bằng đường biển. Đây là niềm vui lớn, nguyện vọng thiết tha của quân dân Phú Yên nói riêng và cả Liên khu 5 nói chung.

Tháng 7/1964, Thường vụ Liên Tỉnh ủy 3 và Phân khu Nam (thuộc Khu 5) tổ chức hội nghị liên tịch ở Suối Phẩn (xã Hòa Mỹ, huyện Tuy Hòa 1) để chọn bến bãi đón tàu tiếp nhận khí tài. Sau khi xem xét, bàn bạc, đánh giá các yếu tố, hội nghị thống nhất quyết định chọn Vũng Rô làm bến đón tàu vào, vì đây là địa điểm hội tụ được các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 11/1964 đến tháng 2/1965, bến Vũng Rô đã đón bốn chuyến Tàu Không Số. Riêng chuyến tàu thứ tư cập bến đêm 15/02/1965, sáng hôm sau bị địch phát hiện. Để đảm bảo bí mật và an toàn cho Đường Hồ Chí Minh trên biển, ta đã phải phá huỷ con Tàu Không Số cho chìm xuống biển tại Bãi Chùa. 

Đài tưởng niệm trong Di tích bến tàu Không số Vũng Rô. Ảnh: MH. 

Bến Vũng Rô nằm ngay dưới chân đèo Cả, phía đông quốc lộ 1, là bến nước sâu, êm sóng có nhiều hang, gộp đá có thể làm nơi cất giấu nhiều loại khí tài, có những tuyến hành lang an toàn từ Vũng Rô đến Hòa Hiệp, Hòa Xuân và lên căn cứ của Tỉnh ủy Phú Yên, căn cứ Liên Tỉnh ủy 3 và các tỉnh Nam Tây Nguyên. Sau khi chọn được địa điểm và thành lập Ban Chỉ huy bến, các mặt công tác chuẩn bị được xúc tiến khẩn trương, tích cực; tuyển nhân sự từ các tổ chức quân, dân, chính, Đảng; chuẩn bị bãi, hang, gộp, cầu cảng bằng gỗ lắp ráp giảm tối đa thời gian để tránh địch phát hiện. Lực lượng cũng chuẩn bị nhiều phương án đón tàu, đưa hàng xuống bến, đưa lên gộp, chuyển về căn cứ chi tiết, cụ thể; có cả nhiều phương án dự phòng địch phát hiện hoạt động đón tiếp của ta để đối phó kịp thời nhất.

Đêm 28/11/1964, bến Vũng Rô tiếp đón chuyến tàu Không số đầu tiên. Khi đi ngang qua vùng biển Ðà Nẵng, máy bay trinh sát của giặc Mỹ phát hiện, nghi ngờ, báo vào bờ và lập tức hai tàu tuần tiễu của địch lao ra kèm song song và chĩa thẳng nòng pháo về phía tàu 41. Nhờ ngụy trang tốt, tàu 41 mang biển hiệu 412 treo cờ nước ngoài đã đánh lừa được địch bỏ mục tiêu. Lúc 23 giờ 50 ngày 28/11/1964, tàu 41 cập bến Vũng Rô. Sau thắng lợi chuyến đầu, tàu 41 tiếp tục vào Vũng Rô hai chuyến nữa. Việc tiếp nhận vũ khí từ các chuyến tàu Không số đã được quân, dân Phú Yên tổ chức chu đáo, chặt chẽ. Từ bến Vũng Rô, những con đường mòn bí mật len qua khe núi, đèo dốc, với sự tham gia của hàng nghìn thanh niên xung kích, dân công ngày đêm vận chuyển hàng trăm tấn khí tài về hậu cứ và tỏa đi khắp các chiến trường Nam Trung Bộ, trang bị kịp thời cho những trận đánh lớn, mở rộng vùng giải phóng.

Tháng 2/1965, Bộ Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho tàu C143 vận chuyển 60 tấn vũ khí vào Lộ Diêu (Bình Định). Sau nhiều ngày vất vả trong hiểm nguy nhưng không thể đưa tàu vào bến, Bộ Tư lệnh Hải quân đã quyết định cho tàu vào Vũng Rô. Ngày 15/2/1965, tàu C143 vào bến Vũng Rô, đến gần 4 giờ, toàn bộ hàng mới bốc hết, tàu quay ra thì tời neo bị hỏng. Sửa chữa xong thì trời sáng, nên tàu C143 đành ở lại, các thủy thủ và du kích chặt cây phủ lên tàu để ngụy trang. Sáng 16/2/1965, một máy bay của địch từ Quy Nhơn về Nha Trang qua Vũng Rô phát hiện ra “một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô”. Trước thế địch quá mạnh, quân ta chủ trương phá vòng vây rút lui và hủy số vũ khí còn lại, nhưng vì số lượng khí tài tồn còn quá nhiều, nên không hủy hết... 

Bến tàu Không số Vũng Rô được Ðảng, Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 18/6/1997. Tỉnh Phú Yên chọn ngày 28/11/1964 (là ngày đón chuyến tàu không số đầu tiên cập bến) làm Ngày truyền thống bến tàu Không số Vũng Rô.

 

 

Đặng Thư

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline