Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 00:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Hướng tới mục tiêu chấm dứt sử dụng loại hình du lịch cưỡi voi

Thứ sáu, 11/02/2022 16:02

TMO - Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) đang phối hợp với Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk nhằm đẩy nhanh việc xây dựng dự án mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh.

Theo đại diện AAF, dự kiến trong tháng 2 này hoặc tháng 3, đơn vị sẽ trình văn kiện lên UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt. Thời gian thực hiện văn kiện trong 5 năm từ 2022-2026 hướng tới chấm dứt du lịch cưỡi voi. Sau khi xây dựng văn kiện, AAF phối hợp với Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk mới có cơ sở tham mưu lãnh đạo địa phương này ra văn bản cấm hoạt động du lịch cưỡi voi.

Tổ chức này cho biết thêm,tháng 12/2021 vừa qua, đơn vị đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm hướng tới chấm dứt sử dụng loại hình du lịch cưỡi voi cũng như các hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi của voi nhà trong du lịch và lễ hội, góp phần bảo tồn voi nhà tại địa phương này.

Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk xây dựng mô hình du lịch thân thiện với voi

Theo thỏa thuận hợp tác, tỉnh Đắk Lắk sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình để hạn chế tối đa, hướng tới không tổ chức các hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi voi nhà như: Du lịch cưỡi voi, các hội thi voi, voi diễu hành nhiều giờ trên đường nhựa hoặc bê tông, dùng voi để tái hiện cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi.

Ngoài ra, việc chuyển đổi mô hình du lịch với voi cần có giai đoạn. Nếu chấm dứt liền việc du lịch cưỡi voi sẽ ảnh hưởng sinh kế chủ voi, nài voi, những cộng đồng sống dựa vào voi ở huyện Buôn Đôn.

Từ năm 2016 đến nay, Tổ chức Động vật Châu Á đã hỗ trợ công tác bảo tồn voi tại Đắk Lắk với số tiền 350.000 USD. Riêng với dự án ký kết chuyển sang mô hình du lịch thân thiện, chấm dứt hoạt động cưỡi voi dự kiến AAF sẽ tài trợ cho Đắk Lắk trên 2 triệu USD để thực hiện.

Theo đó, tổ chức sẽ hỗ trợ tài chính cho chủ voi, nài voi để bù đắp phần thu nhập bị mất khi ngừng hoạt động du lịch cưỡi voi; triển khai hỗ trợ mô hình thân thiện voi ở Buôn Đôn, AAF sẽ cứu hộ, thuế dài hạn có trả chi phí cho chủ voi để đưa voi vào VQG Yok Đôn đưa vào mô hình du lịch thân thiện với voi tại đây.

Riêng đối với các công ty du lịch tại huyện Buôn Đôn, AAF hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn xây dựng các hoạt động thân thiện với voi, không cưỡi voi. Đối với voi tại huyện Lăk, AFF sẽ phối hợp với Trung tâm bảo tồn voi làm việc với Ban quản lý rừng Nam Ka, rừng Hồ Lắk (huyện Lăk) để xác định diện tích rừng phù hợp nhằm mục tiêu đưa voi vào rừng để chăm sóc.

Dự án có thời gian thực hiện trong 5 năm nhưng trong thời gian này, Tổ chức Động vật Châu Á mong muốn tỉnh Đắk Lắk có những động thái vận động các chủ voi chấm dứt việc bạo lực với voi và tiến tới chấm dứt hoạt động du lịch cưỡi voi.

 

 

Nguyệt San

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline