Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 11:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

Hưng Yên xây dựng thương hiệu cho nông sản

Thứ sáu, 02/05/2025 09:05

TMO - Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên phối hợp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giá trị nông sản trên thị trường.

Ðể phát huy và nâng cao giá trị nông sản, tỉnh đã ban hành, triển khai những chủ trương, chính sách, chương trình, đề án về xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông sản: Nghị quyết số 179/2022/NQ-HÐND ngày 16/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 1221/QÐ-UBND ngày 26/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030…

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên tập trung đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ; bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù của địa phương; triển khai các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; tổ chức trưng bày, triển lãm Hưng Yên đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh.

Một chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên" cho sản phẩm nhãn lồng; 11 nhãn hiệu chứng nhận: Nghệ Chí Tân-Khoái Châu, Chuối tiêu hồng Khoái Châu, Vải lai chín sớm Phù Cừ, Mật ong hoa nhãn Hưng Yên, Nếp thơm Hưng Yên, Vải trứng Hưng Yên, Long nhãn Hưng Yên, Cam Hưng Yên, Sen Hưng Yên, Rượu Lạc Ðạo, Rượu Trương Xá; 13 nhãn hiệu tập thể: Tương Bần, Quất cảnh Văn Giang, Gà Ðông Tảo, Cam Quảng Châu, Cam Văn Giang, Cam Ðồng Thanh, Hoa cây cảnh Xuân Quan, Bánh tẻ Phụng Công-Văn Giang, Nấm Nam Hàn-Ân Thi, Giò chả Trai Trang-Yên Mỹ, Dược liệu Nghĩa Trai-Văn Lâm, Hoa cây cảnh Phụng Công-Văn Giang, Dược liệu Khoái Châu.

Đến nay, toàn tỉnh Hưng Yên có 53 chủ thể với 85 sản phẩm được hỗ trợ nhận diện, kết nối tiêu thụ, gồm: 23 sản phẩm nông sản, đặc sản, chủ lực, 59 sản phẩm OCOP và 3 sản phẩm làng nghề được hỗ trợ thiết kế, sử dụng bao bì, tem nhãn, mã số, mã vạch, hệ thống truy xuất nguồn gốc; kết nối với cộng đồng các nhà bán lẻ. Đồng thời, các chủ thể được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; hỗ trợ thiết kế, xây dựng các website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến.

Tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. 

Xã Ðồng Thanh, huyện Kim Ðộng có khoảng 200 ha cây có múi, chủ yếu là cây cam. Sau gần hai năm xây dựng nhãn hiệu, năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cam Ðồng Thanh cho Hợp tác xã Rau quả và Dịch vụ thương mại Ðồng Thanh; từ đó sản phẩm cam của xã Ðồng Thanh được nhiều người biết đến.

Xã Hồng Nam là vùng trồng nhãn khá lớn của thành phố Hưng Yên, chủ yếu là những giống nhãn cùi, nhãn Hương Chi, nhãn đường phèn có chất lượng ngon, thơm với diện tích khoảng 200 ha. Trong nhiều năm qua, thành phố Hưng Yên đã hỗ trợ nông dân thành lập hợp tác xã, tổ chức trồng và chăm sóc cây nhãn theo quy trình VietGAP để sản xuất ra những chùm nhãn quả to đồng đều, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ quan chức năng của tỉnh giúp nông dân xã Hồng Nam xây dựng, lập hồ sơ chỉ dẫn địa lý vùng nhãn lồng Hưng Yên, vùng trồng nhãn xuất khẩu, tham gia xây dựng và phát triển nhãn hiệu Nhãn lồng Hưng Yên...

Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên với nhiều giải pháp. Trong đó, trọng tâm là tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nói chung, nông sản nói riêng; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể trong việc quản lý, phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất được sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu đã được bảo hộ; tiếp tục khảo sát, đánh giá khả năng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm trong Chương trình OCOP của tỉnh để có định hướng khai thác, phát triển phù hợp.

Cùng với đó, Hưng Yên đẩy mạnh tập huấn, hướng dẫn cho các chủ nhãn hiệu, người sản xuất các sản phẩm đã được bảo hộ để chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả lô-gô, tem nhãn và các dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu trong sản xuất, kinh doanh, coi chúng như một phần giá trị của sản phẩm; xây dựng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, liên kết cách nhận biết sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm, tham gia chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn truy xuất sản phẩm./.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline