Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 01:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

Huế ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống thiên tai

Thứ năm, 05/06/2025 12:06

TMO - Là địa phương thường xuyên xảy ra bão lũ, những năm gần đây TP. Huế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo sớm về thiên tai, nhằm chủ động phương án ứng phó, hạn chế thiệt hại.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Huế cho biết, những năm gần đây đơn vị đẩy mạnh áp dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp nhận, cảnh báo thiên tai. Trong đó, sử dụng nhiều tiện ích, phần mềm, ứng dụng thân thiện với người dùng để truyền tải các thông tin cảnh báo sớm thiên tai. Điều này góp phần giúp xử lý các tình huống nhanh chóng, kịp thời cũng như nâng cao năng lực ứng phó, phòng chống thiên tai cho cán bộ, cộng đồng người dân.   

Thành phố chú trọng và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong truyền tin dự báo, cảnh báo thiên tai như truyền thanh ở cơ sở, kích hoạt hệ thống ứng phó khẩn cấp.  Trước mỗi đợt mưa lũ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ động cảnh báo sớm từ 48 đến 72 giờ trước khi thiên tai, sử dụng tương tác chức năng phòng chống bão lụt đã trở thành một kênh truyền thông số “đặc biệt” thu hút rất lớn số lượng người quan tâm. 

Đáng chú ý, ứng dụng Hue-S có hơn 900.000 tài khoản đăng ký. Cùng với Tổng đài 19001075 và các trang Fanpage của thành phố, người dân cũng có thể tương tác hông qua các kênh như Fanpage HueIOC (hơn 162.000 người theo dõi), Zalo HueIOC (hơn 100.000 người quan tâm). Ứng dụng Hue-S và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giúp TP. Huế nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai. 

Hiện ứng dụng này thể hiện các thông tin về thời tiết, cảnh báo thiên tai... có 2 nhóm chức năng, gồm: Thời tiết thiên tai và phòng, chống bão lụt. Trong đó, nhóm thời tiết thiên tai cung cấp thông tin, hỗ trợ tương tác với người dân thông qua các chức năng cập nhật thông tin hữu ích, gồm: Lượng mưa theo thời gian thực từ các trạm đo mưa tự động; thông tin mực nước trên sông Hương, sông Bồ; thông số điều tiết lưu lượng tại các hồ, đập; hình ảnh camera trực tuyến tại các điểm thường xảy ra ngập lụt; bản đồ các tuyến đường có thể đậu đỗ xe trong mùa ngập lụt.

Hue-S còn được xem như một trong những kênh truyền thông tin kịp thời, chính thống về tình hình thời tiết thiên tai; các dự báo, cảnh báo được chuyển tải nhanh chóng, kịp thời đến người dân và các cơ quan, đơn vị. Thông qua ứng dụng Hue-S, người dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã truy cập để theo dõi thông tin cảnh báo thiên tai, mưa lũ để từ đó chủ động phương án ứng phó thích hợp. 

Ngoài ra, thành phố cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kêu gọi các tổ chức hỗ trợ đầu tư, lắp đặt các trạm đo mưa, mực nước, đo gió, với tổng 49 trạm đo mưa tự động (Vrain), Lắp đặt 3 máy đo gió bão tại Cảng cá Thuận An, Cảng cá Tư Hiền và Cảng vụ hàng Hải. Trên các sông, thành phố đã lắp đặt hệ thống giám sát ngập lụt 8 trạm, bổ sung 2 trạm quan trắc mực nước trên sông Hương, sông Bồ.

Hệ thống này đã được tích hợp, công bố trên điện thoại thông minh, đồng thời được kết nối vào HueS, tích hợp trên Website giúp các cơ quan, tổ chức và nhân dân tăng cường năng lực theo dõi, cảnh báo, ứng phó với mưa lũ theo thời gian thực góp phần giảm thiểu các thiệt hại do lũ lụt gây ra.   

Ngoài các bản tin của Đài Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Đài Khí tượng thuỷ văn thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố có tham khảo các mô hình dự báo, giám sát thiên tai của thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Windy phục vụ công tác cảnh báo thiên tai; chủ động áp dụng khoa học, công nghệ, xây dựng tính toán các kịch bản phương án vận hành hồ chứa sát với tình hình thực tế nên công tác tham mưu vận hành hồ chứa giảm lũ, an toàn công trình ngày càng tốt hơn.../.

 

Lê Định 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline