Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 01:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Hồi sinh những cánh rừng lớn nơi cửa biển

Thứ năm, 24/02/2022 16:02

TMO - Tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai khôi phục lại những vùng đất ngập nước. Nỗ lực trên đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc bao bọc, chống lại gió bão gây xâm thực, đồng thời giúp tái tạo và hình thành nên hệ động thực vật phong phú, là tiền đề để tiến đến khai thác du lịch sinh thái làm sinh kế lâu dài cho người dân địa phương.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh hiện có 7 vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm: Bàu Cá Cái và sông Đầm (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn) diện tích 144,4ha rừng ngập mặn vùng nước cửa sông, ao hồ, nuôi trồng thủy sản; Đầm Nước Mặn (xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) diện tích 314ha chủ yếu đầm phá ven biển

Rừng ngập mặn bàu Cá Cái với luống cây cóc trắng dài 100-200m

Khu vực đầm An Khê (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ) diện tích 446,86ha chủ yếu đầm phá ven biển; Đất ngập nước huyện Lý Sơn diện tích 843,52ha vùng ven biển nông ven bờ, thảm cỏ biển, rạn san hô, bãi vùng gian triều; Khu rừng Nà (xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức) diện tích 17,97ha chủ yếu rừng ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế và 2 hồ thủy điện thuộc diện tích đất ngập nước.

Hướng đến mục tiêu hồi sinh nhiều cánh rừng nơi cửa biển, tỉnh Quảng Ngãi chú trọng đến hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội. 

 Người dân ven biển tỉnh Quảng Ngãi thực hiện trồng mới nhiều diện tích rừng tại khu vực ven Tịnh Kỳ 

Theo đó, tỉnh đã triển khai dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi” với hoạt động trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn ven biển bàu Cá Cái tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, cũng như trồng rừng ngập mặn ven biển tại các xã Bình Phước, Bình Đông và Bình Dương (huyện Bình Sơn). Khu vực triển khai dự án trên nằm dọc hai bên sông Cà Ninh, quy mô 107,49ha, trong đó trồng mới 65,64ha.

Tỉnh Quảng Ngãi thực hiện bảo vệ các diện tích rừng ngập mặn tại vùng đất ngập nước

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã trồng mới và phục hồi hơn 100ha rừng ven biển tại xã Bình Thuận; trồng hơn 45 ha tại các xã Bình Phước, Bình Đông, Bình Dương (Bình Sơn). Cây trồng rừng ngập mặn chủ yếu là cóc, bần, dừa nước... Không chỉ có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mòn, hạn chế gió bão, bảo vệ đê ven biển mà rừng ngập mặn còn góp phần làm sạch môi trường, giữ gìn sự cân bằng hệ sinh thái cho những vùng đất bị ngập nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển.

Việc trồng mới nhiều cánh rừng ven biển không chỉ có tác dụng che chắn bão, hệ sinh thái cải thiện rõ rệt, các loài chim, cò, đặc biệt là vịt trời về đây cư trú, sinh sản rất nhiều. Dưới các luồng lạch, cá, ốc, cua cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Người dân có thể đánh bắt nhưng bắt buộc phải bằng phương pháp thủ công.

 

 

Hồng Nhung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline