Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 04:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ tư, 16/04/2025

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN 

Thứ hai, 14/04/2025 11:04

TMO - Thời gian qua, UBND tỉnh Nam Định giao Sở Nông nghiệp và Môi trường, các đơn vị liên quan hướng dẫn Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy triển khai việc xây dựng hồ sơ đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN theo đúng quy định.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy được Thủ tướng Chính phủ công nhận là VQG năm 2003. Theo đó, diện tích toàn bộ vườn là 15.100ha, bao gồm vùng lõi với 7.100ha, vùng đệm khoảng 8.000ha. Đây là vùng đất ngập nước cửa sông ven biển tiêu biểu với địa hình tự nhiên được kiến tạo theo quy luật bồi tụ và xói lở của vùng cửa sông châu thổ Bắc Bộ.

Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông được thành tạo trong quá trình phát triển tự nhiên vùng cửa Ba Lạt tạo nên những cảnh quan đặc sắc của khu vực. Các bãi triều lầy vùng cửa sông là nơi sinh trưởng của rừng ngập mặn, nó cũng là bãi đậu, kiếm ăn của các loài chim di trú, các giồng cát cao ở mép ngoài Cồn Lu là dải rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địa.

Tại VQG Xuân Thủy đã ghi nhận 203 loài thực vật có mạch thuộc 145 chi, 65 họ, trong đó có 14 loài thực vật ngập mặn chính, các loài sú, bần chua, trang, đước, ô rô, dây có số lượng và diện tích chiếm đa số. VQG Xuân Thuỷ là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nước di cư. Kết quả điều tra khảo sát thực địa và kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về chim ở VQG Xuân Thuỷ đã thống kê được 222 loài chim thuộc 42 họ của 12 bộ, trong đó có 166 loài chim di cư...

Hướng tới mục tiêu trở thành Vườn Di sản ASEAN giữ vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy. 

Được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường, sự hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, VQG Xuân Thủy đã chủ động cùng các đơn vị, chuyên gia tư vấn hoàn thiện dự thảo hồ sơ đề cử VQG Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

Đến ngày 22/8/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã có Tờ trình số 79/TTr-BTNTM gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề cử VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định là Vườn Di sản ASEAN. Ngày 25/9/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 6849/VPCP-NN đề nghị các Bộ: Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu cho ý kiến bằng văn bản đối với hồ sơ.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các bộ, ngày 28/10/2024, UBND tỉnh đã có Công văn số 1095/UBND-VP3 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đề cử VQG Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN. Ngày 22/01/2025, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 590/VPCP-NN gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Nam Định về việc Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hồng Hà đồng ý thông qua chủ trương đề cử VQG Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nam Định, các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các thủ tục tiếp theo trong quá trình đề nghị công nhận Vườn Di sản ASEAN đối với VQG Xuân Thủy và hoàn thành trước 30/6/2025.

Vừa qua (ngày 11/4) tại VQG Xuân Thủy, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do đồng chí Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về công tác bảo tồn đa dạng sinh học và công tác chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ đề cử VQG Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN. 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu tỉnh Nam Định cần tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, Ban quản lý VQG Xuân Thủy làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm về rừng. Chú trọng phát triển các mô hình du lịch sinh thái, khai thác tốt tiềm năng của vùng đất ngập nước tạo sinh kế bền vững cho người dân các xã vùng đệm.

Về việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận VQG Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN, tỉnh Nam Định cần tập trung chỉ đạo các sở, ngành, huyện Giao Thủy, Ban quản lý VQG Xuân Thủy chú trọng xây dựng báo cáo chi tiết VQG Xuân Thủy theo hướng xác định rõ các tiêu chí, mức độ, khả năng đạt được của từng tiêu chí. Trong đó cần đặc biệt chú ý, nêu bật được các đặc trưng, tính nổi trội, sự khác biệt của VQG Xuân Thủy. Chuẩn bị chu đáo hồ sơ, tài liệu chứng minh bằng các hình ảnh, tư liệu thuyết trình; xác định rõ vị trí thực địa phục vụ đoàn kiểm tra, thẩm định của ASEAN.  

VQG Xuân Thủy tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trong bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học tại khu vực. 

Hướng tới mục tiêu trở thành Vườn Di sản ASEAN, lãnh đạo UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường, huyện Giao Thủy, VQG Xuân Thủy tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường tại các trường học, các nhóm cộng đồng địa phương và khách du lịch. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học tại VQG, đặc biệt là các loài chim hoang dã.

Tăng cường giám sát đa dạng sinh học, diễn biến tài nguyên trong khu vực; hỗ trợ các tổ chức, đơn vị thực hiện các hoạt động nghiên cứu, khảo sát tại Vườn. Huy động các nguồn lực, tranh thủ các chương trình, dự án đặc biệt là các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại để đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. 

VQG Xuân Thủy nghiên cứu các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững đã được UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Trước mắt cần tập trung phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan bám sát tiến trình hồ sơ để đảm bảo yêu cầu sau khi Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN tiến hành thẩm tra.  

Việt Nam hiện có 12 khu vực được công nhận là Vườn di sản ASEAN, gồm: Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai, Lai Châu), Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Khu bảo tồn Ngọc Linh (Kon Tum), Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum), Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai), Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Vườn quốc gia Bạch Mã (Huế).

Trong những năm qua, các Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam xây dựng kế hoạch quản lý, phương án quản lý rừng bền vững; nâng cao năng lực của các ban quản lý, cán bộ và các bên liên quan khác; triển khai các công cụ và phương pháp giám sát, đánh giá tại các Vườn di sản; tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương; xây dựng tài chính bền vững cho các Vườn Di sản...

Theo kế hoạch đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu có thêm 3 Vườn di sản ASEAN, phù hợp với mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế sẽ tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thiện hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ tham gia Vườn Di sản ASEAN; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý bảo vệ môi trường, thiên nhiên. 

Trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ ban hành thông tư về quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học và thông tư hướng dẫn quy định kỹ thuật để các địa phương, Vườn quốc gia triển khai. Bộ cũng đang nghiên cứu, ban hành tiêu chí đánh giá quản lý môi trường, di sản thiên nhiên, thành lập mạng lưới Vườn Di sản ASEAN Việt Nam và xây dựng quy chế hợp tác để trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia, đánh giá hiệu quả quản lý khu bảo tồn.../.

 

 

Mạnh Dũng 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline