Hotline: 0941068156

Thứ hai, 05/05/2025 01:05

Tin nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Thứ hai, 05/05/2025

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm, giảm thiểu rủi ro thiên tai

Chủ nhật, 04/05/2025 15:05

TMO - Để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ngành Khí tượng Thủy văn triển khai xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, góp phần đưa ra các dự báo, cảnh báo sớm được kịp thời, ứng phó với các loại hình thiên tai.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai với nhiều hình thái thời tiết cực đoan, nguy hiểm, thường xuyên xuất hiện như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại…, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Do vậy, việc chủ động phương án ứng phó nhất là nâng cao năng lực cảnh báo sớm thiên tại được xác định là nhiệm vụ quan trọng.

Thông tin từ Cục Khí tượng Thủy văn, từ tháng 10/2023, Tổng cục Khí tượng thủy văn (nay là Cục Khí tượng Thủy văn) đã ra mắt Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông, sét. Qua 2 năm đưa vào ứng dụng, hệ thống trên đã phát huy được hiệu quả. Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông sét gồm 3 hệ thống chính và cả 3 hệ thống này sẽ đưa ra các thông tin về bản đồ phân tích và dự báo định lượng mưa cho 6 giờ tiếp theo dựa trên dữ liệu radar thời tiết và dữ liệu đo mưa bề mặt.

Hệ thống này còn được tích hợp thông tin cảnh báo về lũ quét và sạt lở đất do mưa gây ra. Mọi diễn biến về tình hình mưa lũ, sạt lở đất trên tất cả các khu vực, lãnh thổ Việt Nam đều được theo dõi, giám sát liên tục thông qua các bản đồ phân tích và dự báo định lượng mưa từ 1 đến 6 giờ.

Hiện tại, Hệ thống phân tích và dự báo định lượng mưa từ 1 đến 6 giờ hoạt động ổn định, thông tin dự báo chính xác, kịp thời, phục vụ hiệu công tác dự báo, cảnh báo sớm cũng đã được thực hiện tốt. Đối với bão, áp thấp nhiệt đới đã nâng dự báo lên 3 ngày, cảnh báo 5 ngày; dự báo, cảnh báo mưa lớn trước 2-3 ngày, cảnh báo dông sét trước từ 30 phút đến 2-3 giờ.

Các đợt rét đậm, rét hại được cảnh báo trước 5-7 ngày, dự báo trước 2-3 ngày. Dự báo thời tiết biển đã có những đổi mới vượt bậc do tiếp thu các công nghệ mới của nước ngoài. Độ phân giải cho mô hình dự báo sóng đã được chi tiết đến 4 km và dự báo sóng với hạn dự báo đến 10 ngày.

(Ảnh minh họa). 

Hiện nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) bước đầu đã đưa AI vào mô hình dự báo cường độ bão. Kết quả ban đầu của việc đưa AI vào mô hình trên rất khả quan với độ chính xác cao hơn các công cụ truyền thống. Mô hình này sẽ được ngành khí tượng thủy văn đưa vào triển khai trong mùa bão lũ 2025. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng đang thử nghiệm ứng dụng AI cho các dự báo thủy văn, lũ, ngập lụt dựa trên các yếu tố đầu vào, bao gồm: Dự báo, quan trắc, các yếu tố tự nhiên, vận hành hồ chứa... 

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị về đột phá khoa học công nghệ và chuyển đổi số, ngành Khí tượng Thủy văn đã từng bước ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI, dữ liệu lớn - Big Data và chuyển đổi số vào công tác quan trắc, dự báo. Ngành đã triển khai thành công nhiều dự án quan trọng nhằm nâng cấp hệ thống quan trắc, hiện đại hóa công nghệ dự báo, đồng thời nâng cao năng lực cán bộ. 

Thời gian tới, Cục Khí tượng Thủy văn tiếp tục đổi mới, hợp tác và đầu tư mạnh mẽ hơn để phục vụ tốt hơn, đảm bảo tất cả mọi người và mọi tài sản của nhân dân, của nhà nước đều được bảo vệ, trong đó tập trung vào việc tiếp tục thực hiện hiệu quả  Nghị quyết 57-NQ/TW, ưu tiên ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al), dữ liệu lớn (Big Data), internet vạn vật (IoT) vào công tác khí tượng thủy văn; phát triển mạng lưới quan trắc hiện đại, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế về chia sẻ dữ liệu.

Cùng với đó, ngành tập trung nâng cao năng lực dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai đảm bảo thông tin kịp thời và chính xác; phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tập trung đào tạo nguồn nhân lực trẻ để đáp ứng yêu cầu mới; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của khí tượng thủy văn trong phòng, chống thiên tai; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nhân lực.

Chú trọng phát triển các công nghệ dự báo, cảnh báo hiện đại tiệm cận với các nước phát triển về khí tượng thủy văn như mô hình số phân giải cao dự báo bão, dự báo mưa, lũ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; tích hợp các tác động của biến đổi khí hậu đến diễn biến thiên tai vào các phương án dự báo khí tượng thủy văn; tiếp nhận, phát triển các công nghệ, quy trình dự báo tiên tiến, hiện đại của các nước.

Cục Khí tượng thủy văn sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi trung du Việt Nam” và Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn; phấn đấu đan dày mạng lưới trạm đến năm 2030, mật độ bình quân trên toàn mạng lưới đạt mức ngang bằng với các nước phát triển khu vực châu Á; tỷ lệ tự động hóa đạt trên 95%.../.

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline