Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 08:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Hòa Bình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Thứ ba, 15/04/2025 15:04

TMO - Tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. 

Khai thác hiệu quả lợi thế địa hình đất đồi dốc, những năm gần đây  phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là cây ăn quả. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 16.000 ha cây ăn quả các loại, trong đó chủ lực là cam, bưởi, chanh… Xác định cây ăn quả là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách như cải tạo vườn tạp, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng đề án tái canh cây ăn quả có múi, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.

Tính đến tháng 3/2025, tỉnh Hoà Bình hiện có 57 vùng trồng đã được cấp mã số vùng trồng (MSVT) phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích trên 612 ha. Trong đó, có 4 MSVT cây thanh long ruột đỏ xuất khẩu; 48 MSVT cây có múi xuất khẩu, diện tích 332,48 ha tại các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình. Các thị trường đã cấp mã số gồm: Hoa Kỳ, EU, Newzaland, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Những năm qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã xây dựng, ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác các loại cây trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Công tác giám sát MSVT, mã số cơ sở đóng gói (MSCSĐG) xuất khẩu được quan tâm thực hiện. Theo đó, đến hết năm 2024, đối với trường hợp duy trì MSVT và MSCSĐG không thay đổi thông tin đăng ký ban đầu tiếp tục được duy trì mã số xuất khẩu sang thị trường các nước: Hoa Kỳ, EU, NewZealand, Hàn Quốc. 

Vùng trồng bưởi đỏ Tân Lạc đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Các đơn vị chuyên môn tại các địa phương cũng thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát MSVT, MSCSĐG lồng ghép thông qua công tác hỗ trợ kỹ thuật canh tác, điều tra định kỳ sinh vật gây hại ngoài đồng. Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, HTX nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng và giữ vững MSVT, MSCSĐG, góp phần đảm bảo cho sản xuất, xuất khẩu nông sản ổn định và bền vững.

Việc duy trì và nhân rộng MSVT với quy trình chặt chẽ từ trồng, chăm sóc, kiểm dịch thực vật không chỉ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, mà còn góp phần quan trọng xây dựng hình ảnh minh bạch, trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong năm 2025, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương rà soát, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh xây dựng vùng trồng đảm bảo yêu cầu về diện tích, chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói hoàn thiện hồ sơ đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật để được cấp MSVT, MSCSĐG.  

Những năm gần đây, nhờ tận dụng tốt ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), trái cây đặc sản của Hòa Bình như cam Cao Phong, quýt Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn, thanh long và khoảng hơn 100 sản phẩm đặc sản địa phương như tinh bột nghệ, chanh đào mật ong, miến dong, trà giảo cổ lam… được xuất khẩu sang Anh.

Năm 2024, các sản phẩm nông sản chủ lực như cam, bưởi, gỗ, hạt gia vị... đã được hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư, chế biến xuất khẩu. Nông sản xuất khẩu của tỉnh được nhiều thị trường chấp nhận, trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Trung Đông, Ấn Độ...

Từ đầu năm 2025 đến nay có 8 cơ sở xuất khẩu, tổng sản lượng trên 12.509 tấn, đạt giá trị hơn 93 tỷ đồng. Trong đó có 3 doanh nghiệp lâm sản xuất khẩu 12.209 tấn sản phẩm đạt gần 79 tỷ đồng, và 5 cơ sở xuất khẩu nông sản với tổng sản lượng 300 tấn thu về khoảng 14,18 tỷ đồng. Trong đó, có 66 tấn măng các loại xuất khẩu sang Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc; 136,7 tấn rau củ muối sang thị trường Nhật Bản; 20 tấn sản phẩm chè, cháo sen Bát Bảo sang các thị trường Hàn Quốc; 53 tấn sang thị trường Anh, Mỹ, EU, đạt giá trị hơn 800 triệu đồng; 25 tấn cam trị giá hơn 600 triệu đồng sang thị trường Malaysia.

Từ đầu năm 2025, toàn tỉnh có 66 tấn măng các loại xuất khẩu sang Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... 

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, thời gian qua ngành nông nghiệp đã tập trung triển khai các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của tỉnh, kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ, kết nối hình thành các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đồng hành đưa sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng; tập trung triển khai các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của tỉnh, kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ, kết nối hình thành các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Công tác xúc tiến thương mại được triển khai mạnh mẽ, hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết sản xuất. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đã giới thiệu, kết nối cho 52 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia các chương trình xúc tiến thương mại nông sản trong và ngoài nước; triển khai chương trình phối hợp công tác xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ sản phẩm với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh Ninh Bình, Bắc Giang.

Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong bảo vệ thương hiệu, tránh sự lợi dụng, làm giả thương hiệu sản phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đã hỗ trợ kích hoạt 79.000 tem truy xuất nguồn gốc ra thị trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hoạt động quảng bá sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm tại địa chỉ: https://hb.check.net.vn được đẩy mạnh. Với 77 doanh nghiệp, HTX tham gia đã có 360 sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên Cổng thông tin này. 

Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu  đến năm 2030, đạt kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực 138 triệu USD, trong đó tập trung vào các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh, tỉnh đã xây dựng các đề án hỗ trợ sản xuất, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ các vùng sản xuất cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở đóng gói, chế biến nông sản và tập huấn cho doanh nghiệp sản xuất quy định từ phía nhập khẩu.../.

 

 

Hoài Dương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline