Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 16:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba, 08/07/2025

Hòa Bình đa dạng mặt hàng nông sản xuất khẩu

Thứ ba, 05/09/2023 07:09

TMO - Những tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông sản của tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc. Một số mặt hàng đặc trưng tiếp tục sang những thị trường xuất khẩu mới. Để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, ngoài tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) không ngừng nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản được đưa vào phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu như sắn, chè, mía, chuối... mở ra cơ hội xuất khẩu nông sản sang những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, EU... Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp của tỉnh, ngành nông nghiệp chủ động tham mưu ban hành các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, từ đó phát triển ổn định lĩnh vực trồng trọt.

Tỉnh Hòa Bình có diện tích đất nông nghiệp lớn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển nên nhiều loại nông sản của địa phương như súp lơ, rau cải, cà chua, mướp… đều sinh trưởng rất tốt. Đặc biệt, cây có múi như bưởi, cam đặc biệt phù hợp với vùng đất này và được địa phương định hướng trở thành cây trồng chủ lực. Hiện nay, diện tích cây có múi tại Hòa Bình đạt khoảng 10.500 ha; trong đó riêng diện tích cam, bưởi trồng tập trung đạt 9.053 ha, với 7.429 ha giai đoạn kinh doanh, sản lượng đạt 166,7 nghìn tấn.  

Nhiều sản phẩm quả có múi của tỉnh đã được cấp chứng nhận Sở hữu Trí tuệ, trong đó có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong; 6 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm quả có múi của các địa phương: Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi. Đã có 16 sản phẩm quả tươi và sản phẩm chế biến được chứng nhận Sản phẩm OCOP 3, 4 sao. Đến nay, Hòa Bình đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao, nổi tiếng, như vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn... Giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất trong cả nước.

Kế hoạch phát triển giai đoạn năm 2023-2025, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm tiềm năng và sản phẩm lợi thế phục vụ công nghệ chế biến và xuất khẩu; nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản sản phẩm; năng lực chế biến sâu, chế biến tinh nông sản chủ lực; phát triển đa dạng các hình thức quảng bá và tiêu thụ sản phẩm chủ lực. 

Bưởi Tân Lạc được đóng gói, đóng tem phục vụ xuất khẩu. 

Theo thống kê của Sở NN& PTNT tỉnh cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông sản tiếp tục có nhiều tín hiệu tích cực. Có 20 tấn quả sấu cấp đông được xuất sang thị trường Nhật Bản; 43 tấn rau cải sang thị trường Anh quốc; 6 tấn phở sang châu Âu; 300 tấn mía trắng, mía tím cấp đông sang thị trường các nước Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản…; 350 tấn chuối sang thị trường Trung Quốc; 56 tấn măng đã qua chế biến sang thị trường châu Âu, Nhật Bản; 3.500 tấn sản phẩm chế biến sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản... 

Trong khoảng 2 năm, bắt đầu từ những lô sản phẩm mía ăn tươi, măng sơ chế và chế biến đến nhãn Sơn Thủy, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn Yên Thủy, cam Cao Phong... nối tiếp nhau lần lượt xuất khẩu. Những nông sản chủ lực của tỉnh đã dần xây dựng được thương hiệu và khẳng định chỗ đứng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Hiện nay, trong toàn tỉnh đã có 6 doanh nghiệp có sản phẩm sơ chế, chế biến xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức. Tổng khối lượng sản phẩm sơ chế, chế biến xuất khẩu của 6 doanh nghiệp trong năm 2022 gần 23.849 tấn, tăng 30,95% so với năm 2021; giá trị xuất khẩu đạt 514,3 tỷ đồng, tăng 103% so với năm 2021.

Khoảng 300 tấn mía trắng, mía tím cấp đông xuất khẩu sang thị trường các nước Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản... trong 6 tháng đầu năm nay. 

Trước đây, các mặt hàng nông sản đặc trưng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh mới dừng ở sản phẩm sản xuất quy mô nhỏ, ít người biết đến. Thời gian qua, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đã nỗ lực hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt là sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của các chủ thể OCOP nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy những thế mạnh về điều kiện sản xuất, các loại sản phẩm đặc thù, lợi thế của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 123 sản phẩm của 101 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 96 sản phẩm của 82 chủ thể là sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp. 

Toàn tỉnh có 128 cơ sở chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó có 35 cơ sở chế biến có nguồn gốc thực vật, 88 cơ sở chế biến có nguồn gốc động vật, 5 cơ sở chế biến có nguồn gốc thủy sản. Để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản chủ lực của tỉnh, Chi cục tiếp tục tập trung hỗ trợ, đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo về ATTP, đáp ứng được những yêu cầu của phía đối tác mua hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh còn gặp những khó khăn như: Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng nguyên liệu; sự liên kết giữa các tác nhân ở vùng sản xuất (hộ gia đình, tổ hợp tác và hợp tác xã) với các doanh nghiệp sơ chế, chế biến còn rời rạc, lỏng lẻo; phần lớn doanh nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh còn sử dụng nguyên liệu từ các địa phương khác hoặc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Một số sản phẩm chủ lực, có lợi thế (như bưởi, nhãn, chuối) mới tiếp cận được với thị trường nước ngoài nên sản lượng xuất khẩu chưa cao. Yêu cầu của các thị trường ngày càng khắt khe với các hàng rào kỹ thuật về quản lý an toàn thực phẩm, mã số vùng trồng, mã số cơ sở sơ chế, đóng gói đối với nông sản...

Nhằm khắc phục những khó khăn trên, các địa phương tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, tạo ra các vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đáp ứng được quá trình chế biến sản phẩm; hỗ trợ việc chứng nhận an toàn thực phẩm cho vùng nguyên liệu; hỗ trợ người sản xuất nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, các sở, ngành, chính quyền địa phương phải là cầu nối kết nối người sản xuất với doanh nghiệp thu mua sản phẩm, để các bên thường xuyên được gặp gỡ, trao đổi thông tin nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường; nắm bắt kịp thời những vướng mắc, khó khăn của các bên, từ đó có chính sách hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ khó khăn...

 

 

Thu Hằng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline