Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 23/05/2025 19:05

Tin nóng

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Thứ sáu, 23/05/2025

Hoà Bình: Chuyển đổi số góp phần gia tăng giá trị nông sản

Thứ sáu, 23/05/2025 06:05

TMO - Hiện nay, chuyển đổi số đang là một trong những mục tiêu quan trọng giúp ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và cải thiện thu nhập cho người nông dân.

Tại tỉnh Hoà Bình, trong quý I năm 2025, tình hình nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,19%; công nghiệp - xây dựng tăng 27,18%; dịch vụ tăng 5,91%; thuế sản phẩm giảm 5,64%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt16,5%; Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai thực hiện đúng theo chu trình thường niên.

Bên cạnh đó, tỉnh Hoà Bình đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại trong canh tác nông nghiệp. Đến nay, ngành nông nghiệp Hoà Bình đã có nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, như ứng dụng máy bay không người lái (drone); cảm biến độ ẩm, nhiệt độ và chất lượng không khí; hệ thống quan trắc tự động phục vụ giám sát chỉ số môi trường; ứng dụng công nghệ 4.0 trong truy xuất nguồn gốc là mã vạch, QR code để lưu trữ thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất và vận chuyển;,…Phong trào làm sản phẩm sạch có chất lượng và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã dần lan ra khắp đất Mường.

Bên cạnh sự chủ động của người nông dân, UBND tỉnh Hòa Bình cũng rất chú trọng đến nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài việc khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao, tỉnh cũng đã có những hành động thiết thực nhằm cổ vũ và đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2013, UBND tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định số 3030 phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

Từ năm 2021 đến nay, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cụ thể hóa tại các đề án, kế hoạch của tỉnh. Trong giai đoạn công tác chuyển đổi số trong nông nghiệp được đẩy mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản, công nghệ vệ tinh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý, điều hành đã có những kết quả đáng kể.

Trong đó, phải kể đến việc ứng dụng công nghệ vi sinh phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường; công nghệ thâm canh quản lý tổng hợp (ICM); công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm thực hiện...

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được các địa phương tích cực triển khai. Đơn cử, thời gian qua, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các sáng kiến, giải pháp, đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Từ năm 2021 đến nay, để hỗ trợ cho phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, UBND huyện đã triển khai hỗ trợ thực hiện nhiều mô hình như: Cải tạo đàn dê địa phương bằng giống dê lai Boer trên địa bàn huyện; trồng thử nghiệm cây quế…

Mô hình trồng rau thuỷ canh đảm bảo chất lượng được người dân đẩy mạnh gieo trồng. (Ảnh: NT).

Từ các mô hình cho thấy, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, một số đơn vị tại huyện Lương Sơn ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nông nghiệp, với trên diện tích 7,3 ha đất, đã đầu tư hệ thống nhà kính theo công nghệ hiện đại của Mỹ để trồng lan hồ điệp.

Toàn bộ giống lan sử dụng phương pháp nuôi cấy mô hiện đại, giúp đơn vị chủ động được nguồn giống lan khoẻ, chất lượng và nhiều màu hoa theo ý của mình. Hiện nay, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La đã thành lập phòng nuôi cấy mô, ứng dụng thành công vào sản xuất giống mía tím, mía trắng, một số cây lâm nghiệp (keo lai, bạch đàn), cây dược liệu (đinh lăng) và một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như măng tây, lan hồ điệp…

Đặc biệt, trung tâm đã phối hợp với các viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây có múi sạch bệnh, nhân giống trong nhà lưới 3 cấp ngăn chặn các dịch hại nguy hiểm, sản xuất giống phục vụ nhu cầu giống thực hiện đề án tái canh cây có múi tỉnh Hoà Bình.

Hiện nay, Hòa Bình có gần 600 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, thu hút hơn 16.300 hộ dân tham gia, tạo việc làm ổn định cho 28.000 lao động nông thôn. Hệ thống canh tác lạc hậu đang dần được thay thế bằng tưới nhỏ giọt Israel, nhà màng, nhà lưới, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhiều hộ nông dân không còn trồng cây theo kinh nghiệm mà theo biểu đồ dinh dưỡng, không còn phó mặc giá cả cho thị trường mà đã có hợp đồng bao tiêu… Bên cạnh đó, toàn tỉnh Hòa Bình có khoảng 150 cơ sở áp dụng công nghệ thâm canh quản lý tổng hợp, được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích khoảng 2,3 nghìn ha trồng trọt, trên 200 nghìn m2 nuôi trồng thủy sản, 1,6 nghìn tấn sản phẩm thịt/năm.

Có 120 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó 41 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, còn lại là trang trại quy mô vừa; hầu hết các trang trại đều áp dụng hệ thống chuồng kín, máng ăn và nước uống tự động. Trên 50 cơ sở sản xuất nông nghiệp với diện tích gần 1.000 ha cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngành Nông nghiệp và Môi trường của tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh.

Ngành Nông nghiệp và Môi trường trước đó đã đẩy mạnh triển khai, hoàn thiện phần mềm quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (bản đồ thổ nhưỡng và phần mềm quản lý tài nguyên đấy nông nghiệp tỉnh Hòa Bình), số hóa bản đồ quy hoạch ba loại rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng năm 2030 tỉnh Hòa Bình nhằm tích hợp các dữ liệu trong chuyển đổi số và thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước để khơi thông các khó khăn vướng mắc trong thu hút đầu tư và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

Thúc đẩy chuyển đổi số không chỉ tạo động lực phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Hoà Bình mà còn mở ra cơ hội kết nối thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản địa phương, từ đó góp phần nâng cao giá trị hàng hoá nông sản cho người nông dân nói riêng và toàn bộ sản phẩm nông nghiệp của Hoà Bình nói chung.

 

 

Mỹ Anh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline