Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Hòa Bình: Chương trình OCOP tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn

Thứ hai, 06/05/2024 14:05

TMO - Việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình, Chương trình OCOP đã phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Thông qua thực hiện chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, là giải pháp quan trọng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. 

Trong năm 2023, tỉnh Hòa Bình xây dựng được 39 sản phẩm OCOP mới. Trong 39 sản phẩm OCOP có 6 sản phẩm được đánh giá trên 70 điểm, thang đánh giá cấp tỉnh. Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ các chủ thể chuẩn hóa quy trình sản xuất, đảm bảo tính ổn định. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao tỷ lệ sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên. Đối với các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP, tỉnh Hòa Bình hướng dẫn các chủ thể tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Cùng với đó, tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các huyện, thành phố hỗ trợ các chủ thể khắc phục vấn đề về bao bì, nguồn gốc sản phẩm và sở hữu trí tuệ, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Trong năm 2023, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT Hòa Bình đã tổ chức ký kết hợp tác quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản với một số tỉnh, thành phố như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, tham gia kết nối tiêu thụ sản phẩm tại nhiều diễn đàn, hội chợ quảng bá sản phẩm hàng nông nghiệp. Ngành nông nghiệp đã phối hợp các sở, ngành tổ chức xuất khẩu nhiều sản phẩm OCOP chất lượng sang các thị trường Mỹ, Anh, EU... Để có thể đưa được những sản phẩm OCOP vào những thị trường khó tính. 

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng. Ảnh: BDV. 

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Các tổ chức kinh tế, cá nhân được hỗ trợ phát triển sản phẩm mới, nâng cấp sản phẩm đã có, tư vấn phát triển sản phẩm để hoàn thiện về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, hoàn thiện nhãn mác, bao bì, giấy tờ liên quan, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm. 

Tính đến tháng 4/2024, toàn tỉnh có có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm OCOP hạng 4 sao và 124 sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Với 114 sản phẩm nhóm thực phẩm, 19 sản phẩm nhóm đồ uống, 15 sản phẩm nhóm thảo dược, 7 sản phẩm nhóm thủ công mỹ nghệ, 4 sản phẩm nhóm dịch vụ du lịch và bán hàng. Các sản phẩm OCOP của tỉnh tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh được các khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng như: Cam Cao phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, sản phẩm chế biến từ măng nứa, măng bát độ, nhóm dược liệu như: tinh bột nghệ, Trà chanh đào mật ong, thổ cẩm dân tộc..

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình xác định ưu tiên công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kết nối cung cầu-tiêu thụ sản phẩm OCOP. Trong năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình đến các tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm giá trị gia tăng, được tiêu thụ tại hệ thống phân phối hiện đại, chợ đầu mối của các tỉnh bạn.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ đưa sản phẩm vào các hệ thống sàn thương mại điện tử như: Sendo.vn, Lazada.vn, Shopee.vn. Triển khai các chương trình hội chợ thương mại, nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP của tỉnh và các địa phương trên cả nước đến các chủ thể để chủ động tham gia hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm của đơn vị mình đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến thương mại - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn các sản phẩm đạt từ bốn sao trở lên có đủ điều kiện xúc tiến thương mại trên hệ thống các sàn thương mại điện tử (chợ phiên OCOP trên nền tảng TikTok), kênh bán lẻ quốc tế tại các thị trường nước ngoài. Đáng chú ý, Hòa Bình đã xuất khẩu sang thị trường Anh quốc hai sản phẩm OCOP là: Trà chanh đào mật ong và Tinh bột nghệ Nhưng Vần. Đồng thời, tỉnh Hòa Bình tham gia Hội chợ định hướng và phát triển công nghệ ngành nông nghiệp 2023, với một gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.

Năm 2024, tỉnh tiếp tục triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP. 

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy, khuyến khích các phong trào phụ nữ, thanh niên, trí thức trẻ tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm OCOP mới, đặc thù gắn với địa phương. Triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

Nhằm vận động các chủ thể tiếp tục đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng lại theo quy định; nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm trong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã Một sản phẩm (OCOP) năm 2024 UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ:

Thông báo đến các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố; các cơ quan thông tấn, báo chí và các đơn vị có liên quan về: Danh mục các sản phẩm cấp huyện đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2024; danh mục các sản phẩm được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh năm 2019 hết thời hạn 36 tháng theo quy định kể từ ngày 30/12/2022; danh mục các sản phẩm được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh năm 2020 hết thời hạn 36 tháng theo quy định kể từ ngày 22/12/2023; danh mục các sản phẩm được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh năm 2021 sẽ hết thời hạn 36 tháng theo quy định kể từ ngày 29/12/2024.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2024 theo đúng hướng dẫn của Trung ương ban hành cho giai đoạn 2021-2025. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo minh bạch và chất lượng; chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành; các huyện thành phố và các đơn vị có liên quan đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh trước 15/12/2024 trên phần mềm http://hoabinh.sohoaocop.vn.

Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đến các địa phương, phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ các chủ thể chủ động tham gia các Hội chợ, Hội nghị xúc tiến thương mại về các nông nghiệp và sản phẩm OCOP do Trung ương, của tỉnh, các tỉnh thành khác tổ chức trong nước tổ chức năm 2024. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng logo OCOP đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, công nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình OCOP ở các huyện, thành phố và đề xuất giải pháp, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình. Giao Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì tổ chức đoàn công tác cấp tỉnh đi kiểm tra, đánh giá, duyệt ý tưởng lựa chọn các sản phẩm cấp huyện đã đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 có tiềm năng có quy mô sản xuất phù hợp, mang tính hàng hoá, mang tính đặc trưng của vùng, quy chuẩn sản xuất an toàn, sản phẩm sáng tạo gia tăng giá trị, sản phẩm thế mạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP được công nhận.

Các sở, ngành thành viên Hội đồng thẩm định tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2024 theo đúng hướng dẫn của Trung ương ban hành cho giai đoạn 2021-2025 theo lĩnh vực được giao quản lý. Tham gia Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, tham gia Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh theo lĩnh vực được phân công. Tiếp tục lồng ghép các nguồn lực hợp pháp khác hỗ trợ các địa phương tăng cường công tác tập huấn, quản lý sản phẩm OCOP. Kiểm tra việc tuân thủ các cam kết về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng logo OCOP đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, công nhận đạt từ 3 sao trở lên.

UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, vận động các chủ thể đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2019, 2020 đến nay đã hết thời hạn 36 tháng tiếp tục đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng lại theo quy định. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng logo OCOP đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Tăng cường rà soát, khuyến khích và hướng dẫn người dân, các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP, đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt.

Tăng cường công tác quản lý sản phẩm OCOP đã được công nhận về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Tăng cường vai trò và sự tham gia của chính quyền cấp xã khuyến khích, hướng dẫn người dân, các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP và lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương để chuẩn hóa sản phẩm OCOP nhằm phát huy huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hoá đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt. 

Hoàn thành đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện xong trước ngày 30/10/2024, đồng thời gửi công văn đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đối với các sản phẩm Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đạt từ 70 điểm trở lên về UBND tỉnh trước ngày 10/11/2024.

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline